Beyond Trada Podcast

Hôn nhân với người nước ngoài

Season 1 Episode 5

Hôn nhân không phải chuyện một phía. Khi hai người đồng ý về chung một nhà, họ phải học cách nhường nhịn và cân đối giữa cái tôi và cái chung. Khi xây dựng một mái ấm, sẽ luôn có thử thách. Thử thách nhân đôi khi hai người đến từ hai nền văn hóa khác nhau. Đối với Trà My, người đã kết hôn với một người từ nền văn hoá khoá, Trà My hiểu những khó khăn này và đang từng ngày cố gắng dung hòa để xây dựng một tổ ấm hạnh phúc của riêng mình.

––––––––––––––––––––––––––––––
Facebook: https://www.facebook.com/beyondtrada​​​
Instagram: https://www.instagram.com/beyond_tra_...
Website: https://www.beyondtrada.com/​​​



Chào mừng các bạn đã quay kênh Beyond Tra Da của Trà My và HuyềnMình là Huyền ở đầu cầu Trà đá FrankfurtCòn mình là Trà My tại đầu cầu London
Và hôm nay bọn mình sẽ chia sẻ về Hôn nhân, đặc biệt hôn nhân với những người không cùng văn hoá với mình, hôn nhân với người nước ngoài. Những trải nghiệm, kỳ vọng và làm sao để thích ứng với cuộc sống hôn nhân này.

Bất kỳ cuộc hôn nhân nào đều có những khó khăn nhất định và cần đòi hỏi điều chỉnh từ 2 phía.Tuy nhiên tớ nghĩ kết hôn với người khác văn hoá với mình thì sẽ có khăn khăn hơn rất nhiều.My là người Việt và chồng My - Noel là người Anh và 2 người cũng đã kết hôn được 5 năm rồi nhỉ?
My: chúng tớ yêu nhau được 8 năm và kết hôn được 5 năm rồi. Cả một đời tuổi trẻ của tôi đấy
Huyen: Bọn mình hãy bắt đầu từ giai đoạn hẹn hò nhé.My đã từng hẹn hò với cả người Việt và người nước ngoài rồi thì có những sự khác biệt gì?
My: Tớ thấy mình khá may mắn vì đã từng  khá đa quốc gia.
Đối với các bạn Việt Nam thì tình yêu theo kiểu “Gà Bông" - tình yêu tuổi 20 nó rất khác. Để mà so sánh giữa các giai đoạn này thì hơi khập khiễng. Vì vậy nếu có gì không phù hợp mong các bạn hãy bỏ qua, bởi vì nó dựa vào kinh nghiệm cá nhân của tớ - 1 cô gái tuổi 20 chưa có nhiều kinh nghiệm sống.Mình cũng chưa có cơ hội gặp nhiều bạn người Việt là một người lý tưởng đối với mình để lấy làm chồng. Vì nếu mà gặp rồi thì giờ chắc đã không ngồi ở đây.

Khác nhau như thế nào?
Tớ thấy hẹn hò với người Việt, Châu Á và các bạn Châu Âu đều khác nhau. Khi học ở Sing thì tớ cũng đã hẹn hò với một số người ở đây và ngay cả khi chuyển về Việt Nam thì cũng có quen một anh người Sinh một thời gian.Sau đó date các bạn người Châu Âu

Dating người Việt thì khá dễ hiểu vì có nhiều tương đồng về văn hoá, như về âm nhạc, Có nhiều kiến thức nền trùng nhau, hợp gu sẽ là như thế
Cái mà tớ thấy vướng bận 1 chút là nếu có ý định tiến đến 1 bước xa hơn thì mình sẽ phải xem xét đến 1 yếu tố là gia đình của người kia. Sẽ phải quan tâm đến bố mẹ, anh chị của người ấy thế nào? Nếu có tình huống xảy ra phải xử lý ra sao hoặc có ứng xử phù hợp. Vậy nên đối với những người không khéo léo lắm sẽ khá đau đầu trong việc này.

Hẹn hò với những bạn Sing, Malay thì sẽ chiều hướng họ rất hiểu và chiều mình với 1 cách gần giống như đàn ông Việt Nam. Ví dụ như là đi chơi sẽ trả tiền và sẽ là người chủ động về tài chính. Nói chung họ có khá nhiều điểm tương đồng về văn hoá.Họ vẫn tôn trọng về gia đình, cách đối xử với bộ mẹ là rất quan trọng nhưng mà họ có nhiều kiến thức hơn, đi nhiều và hiểu nhiều.Nói thế này không có nghĩa là người Việt Nam không đi nhiều và hiểu nhiều. Thực sự rất nhiều người Việt Nam có tri thức cao thì họ cũng không thua kém gì người nước ngoài Khi hẹn họ với người Mỹ, tớ không biết Huyền thế nào chứ đối với tớ khi đi chơi với các bạn người Mỹ thì thường họ rất tự nhiên, hào phóng. Hay đưa mình đi các chỗ sang chảnh và đi du lịch họ cũng sẽ trả tiền cho bạn gái. Các bạn người Mỹ thì thường có điểm chung (pattern) như vậy
Lý do tớ bắt đầu hẹn hò với người nước ngoài là do khi tớ mới từ Sing về thì chả có anh người Việt nào thích tớ hết.

Huyền: Tớ nghĩ là đúng đấy, vì thật ra cậu có cá tính và khá mạnh mẽ. Cậu không phải là người phụ nữ Việt quá truyền thống
My: Uhm không những thế mà có gì tớ cũng sẽ đốp chát thẳng mặt luôn. Vì có vài lần đi chơi với anh người Việt dễ thương mà đa phần là du học sinh từ nước ngoài về, đi chơi thì mình hiểu rõ tình ý nhưng nó cũng chẳng đi đến đâu cả mà tự người ta rút lui vì tớ chả giống ai cải. Chứ không phải vì tớ chê Càng ngày đi hẹn hò với các bạn nước ngoài tớ càng có sự ham muốn tìm hiểu những kiến thức về các vùng miền, văn hoá khác nhau. Mỗi một người mình đi chơi cùng thì lại có những câu chuyện riêng về văn hoá của họ.Ngoài ra tớ lúc ấy rất thích học tiếng Anh.  không muốn tốn tiền vào những trung tâm tiếng anh. Tớ cũng chưa bao giờ tốn quá nhiều tiền vào việc học tiếng Anh, tớ không muốn bỏ ra 20 30 triệu chỉ để học 1 khóa tiếng Anh. Thường tớ sẽ học tiếng anh nhờ các bạn nữ nước ngoài đi chơi cùng và giao tiếp. Cũng chính vì thông qua các mối quan hệ đó mà tìm được người yêu.
Theo bản thân tớ thấy khi yêu người nước ngoài thì mình không cần quá quan tâm đến hoàn cảnh gia đình của người ấy về mặt làm hài lòng họ. Vì thường các bạn nước ngoài ở Việt Nam gia đình họ sẽ ở đầu bên kia thế giới nên nó cũng không liên quan lắm.Hơn nữa thì việc lấy lòng bố mẹ chồng người nước ngoài cũng khá dễ, chỉ cần mình vui vẻ hoà đồng, tế nhị một chút, chú ý cách ứng xử vậy là xong. Còn không quá khắt khe câu nệ như bố mẹ Việt Nam. Tớ nghĩ là thế chứ tớ cũng chưa bao giờ lấy chồng Việt Nam nên cũng không biết
Huyền: Thực ra tớ thấy cũng đúng, từ kinh nghiệm bản thân tớ đã từng hẹn hò với một số đàn ông Việt. Thì theo tớ những người này là những người đàn ông rất ổn, họ có kiến thức và đối xử với phụ nữ rất tử tế. Thứ 2 là vẫn rất tình cảm về mặt gia đình, chuyền chuộng bạn gái, như là vẫn nấu ăn cho tớ chẳng hạn. Kể cả khi dẫn tớ về gặp gia đình, anh ấy vẫn chạy vào bếp nấu ăn mặc dù là con trai một. Tớ thấy rất nhiều đàn ông Việt, kể cả bạn bè hiện tại của tớ bây giờ có rất nhiều người rất ổn.
Tớ đồng ý với My về mặt gia đình, nó thuộc về truyền thống văn hoá của Châu Á là gia đình rất gần gũi không những chia gia đình trực tiếp mà còn họ hàng. Nói chung nó là một quần thể liên quan với nhau chặt chẽ. Chính vì thế khi mình có 1 một quan hệ với 1 người thì không chỉ với riêng người ấy, mà mình có có liên quan đến cả quần thể đó. Vậy nên tình huống có thể trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Tớ thì thấy mình khá may mắn khi bạn trai người Việt cuối cùng của tớ có mối quan hệ tìm hiểu nghiêm túc, mặc dù không đi tới hôn nhân vì thực sự nếu lấy bạn ấy tớ sẽ phải chuyển vào và ở cùng mẹ của bạn ấy trong một ngôi nhà khá chật chội. Nhà ở phố cổ Hà Nội. Khi mà 2 thế hệ với sự khác nhau về nhận thức cũng như cách sống  mà phải ở cùng một không gian thì sẽ xảy ra rất nhiều những mâu thuẫn và gây ức chế
Khi tớ mới chuyển sang đây ở nhà cùng mẹ chồng, cô ấy là người nước ngoài mà cực kỳ chiều chuộng, luôn bênh mình trước mặt chồng. Thậm chí như vậy mà tớ vẫn còn cảm thấy rất bí bách.

Huyền: Đúng rồi, vì có thể nào mình cũng không thể cảm thấy hoàn toàn thoải mái để là chính bản thân mình. Lúc nào mình cũng có cảm giác phải giữ ý
My: cảm giác như 2 đứa trẻ ở với mẹ hơn là 1 đôi vợ chồng
Huyền: Mà suy cho cùng thì cả kể ở với bố mẹ đẻ nhiều khi còn có xung đột nữa là ở với 1 người xa lạ.
My: Uhm tớ cãi lại mẹ tớ như chém chả cậu cũng biết rồi đấy. Thì làm sao tớ ở được với mẹ chồng nếu như tớ lấy bạn kia. Nếu có thì chắc giờ này li hôn lâu rồi.
Huyền: Đó là những cái chung chung. Vậy còn về Noel - chồng My thì sao?
My: Tớ và anh ấy gặp nhau khi còn rất trẻ. Bạn ấy 23 tuổi vừa tốt nghiệp ĐH, tớ 24 tuổi. Tớ nghĩ là thì lúc ấy còn quá trẻ
Huyền: Uhm thế đúng là 8 năm thanh xuân của cuộc đời nhỉ.
My: Đúng là 8 năm thanh xuân rực rỡ nhất. Chúng tớ gặp nhau ở Tạ Hiện, ngồi uống bia hơi vớ vẩn thì gặp và nói chuyện với nhau. Đâu có ai nghĩ là mình quen người này lúc còn trẻ như vậy, chúng tớ không hề nghĩ là mình sẽ lấy nhau. Điểm khác biệt mà tớ nhận thấy khi bắt đầu quen Noel  khi còn là người yêu so với tất cả các mối quan hệ trước đó thì có 1 điểm về bạn ấy tớ thấy rất quý giá đó là: Bạn ấy giúp đưa ra những điểm tốt nhất của tớ. Và tớ cũng giúp bạn ấy trở nên tốt hơn. 2 đứa dần hỗ trợ người kia trở thành một phiên bản tốt hơn.Bạn ấy để cho tớ được là chính mình, được độc lập, được tự do. Tớ là người khá nổi loạn. Noel luôn ủng hộ mọi thứ tớ làmChưa bao giờ bạn ấy nói không với tớ.
Lần gần đây nhất cũng là lần đầu tiên bạn ấy thể hiện sự không đồng tình với ý định của tớ đó là vài tuần trước đây thôi, tớ có ý định đi Kenya 2 tuần.Tớ rất hay đi du lịch một mình, cũng không mời chồng tớ mà cũng chỉ bảo là “Em đi Kenya” thôi. Mà còn thông báo qua IG story chứ không phải là nói trực tiếpTớ cũng chỉ thông báo là “Visa Kenya được rồi, có nên đi hay không?” Và chồng tớ là no.1 follower nên gần như là nhận tin qua IG story của vợ. Sau đó 2 hôm sau tớ quay ra hỏi “2 tuần nữa em đi Kenya nhé, có được không?”Và bạn ấy chỉ có nói 1 câu là “Thực sự thì em có thấy nó sẽ an toàn cho em không khi em đi một mình như thế?”Từ trước tới giờ khi tớ đi chơi thì chống tớ không có ý kiến gì hết.

Bản thân tớ thấy mình thực sự rất may mắn khi gặp được người như Noel. Vì bạn ấy không có thái độ phán xét, đánh giá người khác. Bản thân tớ tự thấy mình cũng có những lúc thích nói xấu người này người kia hoặc đưa ra nhận định về người này người kia. Bạn ấy thường gạt bỏ đi và nói rằng “Anh nghĩ người ấy hay đấy chứ”.Khi tớ đưa ra những nhận xét kiểu “Cô này ăn mặc thế này, để kiểu đầu thế kia” thì Noel sẽ phản hồi bằng câu “Anh nghĩ nó rất ngầu em ạ” Cũng chính vì thế mà cách nhìn của tớ về cuộc sống cũng thay đổi. Cũng không hẳn là tự ép mình thay đổi mà tớ học được cách nhìn vào mặt tốt của 1 con người, 1 sự việc.
Vậy nên sau 8 năm bên nhau thì mình tự thấy mình trở thành 1 con người tốt hơn một phần lớn là nhờ bạn ấy.

Huyền: Bản thân tớ cũng nhận ra điều đó. My vẫn rất phóng khoáng nhưng cũng mềm mại, nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Khi ở bên cạnh Noel thì My được là chính bản thân My, được là con người thật của cậu     
My: Ngày trước mà thời vẫn còn đi chơi ở HRC ý, có những lúc nhảy sung quá cởi luôn áo ngoài ra và chỉ mặc nguyên cái áo lót bên trong. Chồng mình đứng cạnh và làm như không có chuyện gì, rất vô tư và bình thường. Bạn ấy không bao giờ ghen về những chuyện nhỏ nhoi.Tớ rất muốn phỏng vấn bạn ấy, vì tớ tin rằng mối quan hệ của chúng tớ tính đến thời điểm này vẫn rất vững mạnh là nhờ sự tin tưởng, một thỏa thuận ngầm mà chúng tớ chưa bao giờ ngồi lại và nói chuyện về nó. Chúng tớ luôn có sự tin tưởng rằng người còn lại rất tử tế. Cái thỏa thuận ngầm này tớ nghĩ là từ lúc chúng tớ yêu xa, khoảng hơn 1 năm rưỡi, chúng tớ tin chắc chắn được rằng người kia sẽ không làm gì quá giới hạn. Những việc nhỏ nhặt ngoài lề có thể xảy ra nhưng mình vẫn là người được chọn để người kia quay về. Đó là giá trị mà gắn kết chúng tớ lại với nhau.
Huyền: Cảm ơn My đã chia sẽ. Câu hỏi tiếp theo của tớ nó có hơi tế nhị một chút, đó là câu hỏi về mặt tài chính. Cưa đôi hay là không? Tức là trong văn hóa Việt Nam hiện tại thì nó có khác một chút, đặc biệt trong giới trẻ. Tuy nhiên phần lớn vẫn là các bạn nam, đàn ông sẽ chi trả tình yêu phí. Tức là khi đi chơi, đi xem phim mà trong giai đoạn tìm hiểu thì các bạn nam sẽ là người chi trả.Còn các bạn nước ngoài thì về mặt tiền nong khá rạch ròi. Không phải là các bạn ấy ki bo mà thực tế là văn hóa của họ như vậy. Văn hóa cũng là điểm xuất phát của việc phụ nữ họ muốn có sự tự do, độc lập nhất định. Nói rõ hơn là họ muốn độc lập trong việc kiếm tiền và tiêu tiền. Tớ hiện đang sống ở Đức và đang cảm nhận rất rõ những điều này.Trong trường hợp của My thì thế nào?
Khi My vẫn còn đang hẹn hò với người Việt thì thế nào, cái quan điểm đó có thay đổi không? Cái cảm nhận của My là như thế nào?

My:  Tớ nghĩ không chỉ người Việt và người Sing. Người Mỹ khá phóng khoángĐàn ông Việt Nam tự nhận là trụ cột tài chính trong gia đình. Đó là 1 điểm tốt.Còn khi đi chơi với các bạn người Mỹ họ đều sẵn sàng trả tiền cho những buổi đi chơi, hẹn hò. Bạn người Sing cũng như vậyHơn nữa bạn người Sing mà tớ quen là chủ doanh nghiệp thì tớ thấy vị thế của anh ấy cũng sẽ khác. Nhưng có 1 điểm là: Thực tế tài chính lúc ấy của tớ không hề khó khăn, nhưng bản thân mình lại có 1 tư duy lệ thuộc. Khi mình thích một đôi giầy, một món đồ mắc tiền nào đó thì điều đầu tiên mình nghĩ đến là mình muốn người yêu mình sẽ mua cho mình.Tớ cũng không rõ các bạn trẻ hiện nay tư duy thế nào về vấn đề này, chắc là thay đổi nhiều. Còn bản thân tớ giờ nghĩ lại thì tự hỏi là tại sao bản thân mình lại mong chờ điều này. Và khi người yêu không mua cho mình món đồ đó thì tự nhiên cảm thấy giận dỗi, điều này thực sự rất vớ vẩn. Thì đó là điểm tớ thấy khác khi mình yêu những người tự chủ động muốn chăm sóc cho mình. Noel là người Anh đầu tiên mà tớ yêu, mặc dù bạn thân và bạn tớ quên rất nhiều là người Anh, tuy nhiên tớ nhận thấy một điểm tương đồng giữa các bạn ấy đó là muốn 50/50. Tức là khi đi chơi, hẹn hò thì bạn ấy sẽ trả bữa ăn đầu tiên thì vào lần sau họ cũng hi vọng người con gái sẽ cũng thể hiện gì đó để cho thấy sự công bằng. Bởi vì thực ra mà nói thì ở Việt Nam khi nói bao mọi thứ thì khá dễ vì đi ăn ngoài ở nhà mình rẻ lắm. Cả kể đi chơi, xem phim ở Việt Nam cũng chỉ khoảng 500k. Còn ở Anh thì nếu đi ăn nhà hàng hay đi xem phim thì rất đắt đỏ, gấp 5 10 lần so với ở VN. Vậy nên người con trai lương phải thật khủng thì mới có khả năng để yêu theo hướng kia, nó cũng không thực thế trong xã hội bên này.
Còn khi tớ và Noel yêu nhau thì ban đầu mình cũng khá ngạc nhiên, vì có những lúc bạn ấy cũng nói là “Uhm cái này thì mình cưa đôi đi”. Thực ra mình cũng đã khá quen thuộc với văn hóa này và cũng không để người khác nhắc nhở quá nhiều. Khi đi chơi với nhau thì mình sẽ lựa xem ý tứ của họ để đưa ra gọi ý là có chia đôi hay không. Tớ chưa bao giờ quá quan trọng về tài chính vì tớ nghĩ rằng là khi yêu mình không đưa ra quyết định là mình yêu người phải giàu có. Khi mình yêu 1 người có công việc bình thường thì làm sao có thể để họ bao mình hết. Mình cũng nên xác định trước cho bản thân mình.Còn nếu các bạn có ý định tìm yêu một người có khả năng che chở cho các bạn về tài chính thì nên tìm đến những người đã đạt được những thành công nhất định trong công việc, sự nghiệp. Có thể tìm mối quan hệ ở những club CEO. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn muốn gì. Còn bản thân tớ thì không có may mắn và cũng không có ý định đó Phải nói rằng về mặt tài chính trong gia đình hiện tại chúng tớ đang chia 50/50. Cũng có lẽ vì là lương của tớ và chồng tớ bằng nhau, hoặc nếu có chênh lệch thì cũng không quá đáng kể. Tớ cũng có đề cập chuyện lương của 2 vợ chồng gần bằng nhau với sếp của tớ. Và sếp có nói là “Uhm thế năm sau sẽ tăng lương cho cao hơn lương chồng nhé!”Tớ đồng ý luôn, để mình có thể quay sang kể với mẹ là “Con có lương cao hơn thằng chồng da trắng của mình". Thế nhưng mà hôm qua Noel có nhận được một lá thư, mở ra thì là thông báo được tăng lương của ông ấy.
Huyền: Vậy thôi đành chờ 2 năm nữa
My: Uhm mà mức ông ấy tăng lương là đúng vào mức mà năm sau tớ sẽ được tăng lên. Khi mà nhìn thấy thì cũng không thể hiện thái độ vì còn phải chúc mừng nhưng mà nói thật là lúc đó thấy cay cú. Tự nhiên mất cơ hội vênh mặt lên với chồng rồi.
Huyền: Nhưng tớ thấy đó là một sự cạnh tranh rất lành mạnh trong gia đình
My: Với tớ thì điểm này rất hay, mỗi năm chúng tớ lại cố gắng tốt hơn một chút
Huyền: Tớ thấy tại Đức hầu hết các gia đình đều có 1 tài khoản chung, gọi là Tài khoản đồng sở hữu. Họ sẽ cho một phần tiền vào đó, ví dụ như 50% lương chẳng hạn và dùng tài khoản này để chi trả cho sinh hoạt phí.Trong trường hợp của cậu thì lương 2 vợ chồng gần như bằng nhau thì 50/50 là hợp lý. Nhưng ví dụ trường hợp người chồng có thu nhập cao hơn rất nhiều, mặc dù người vợ vẫn sẽ đóng góp có điều người chồng sẽ bỏ vào nhiều hơn vì đơn giản là anh ấy kiếm ra được nhiều hơn.Đây là một văn hoá công bằng. Hiện nay thì phụ nữ đang muốn bình đẳng thì mọi thứ cũng nên bình đẳng.Đây là ý kiến riêng của cá nhân chúng tớ
My: Nếu mình muốn trở thành một người phụ nữ nội trợ cho một người thành đạt thì mình nền tìm người như vậy. Khi tớ gặp chồng mình hồi còn ở Việt Nam, bạn ấy dậy tại VBS, so với mức lương của tớ ở Hà Nội lúc đó thì lương của Noel luôn gấp 3 đến 5 lần lương của tớ. Nên trong khi mình yêu một người nước ngoài với mức lương cao hơn mình rất nhiều, khi họ chi cho một số những chi phí nhỏ thì thực sự mình không hề cảm thấy lăn tăn, và tớ thấy điều đó là điều hiển nhiên. Nhưng khi qua Anh và bắt đầu có thu nhập bằng với của chồng, thì thực sự tớ cảm nhận được một sự tự do mà không thể diễn tả được, mà điều này khiến mình trở nên rất mạnh mẽ. Đến bây giờ mình thấy tiếng nói của mình có trọng lượng hơn và ngang bằng với họ. Thì đấy thực sự là quyền bình đẳng cho phụ nữ.Nếu giả sử bây giờ có cãi nhau thì tớ cũng không lo gì vì yếu thế hơn cả vì thực chất 2 người đang 50/50.
Huyền: Chúng mình không phải là người coi trọng tiền hay vật chất. Tuy nhiên, tiền lại mang lại một sự tự do, tự do đưa ra những quyết định.
My: Ví dụ như bọn tớ hay cãi nhau về việc dọn dẹp nhà cửa chẳng hạn, thì tớ có thể nói câu “Trong nhà này tôi có đóng góp thiếu 1 đồng nào đâu mà tại sao tôi luôn phải làm hơn anh?” chẳng hạn như vậy.
Huyền: Nhưng tất nhiên nếu My muốn ăn đồ Việt thi phải từ vào nấu thôi. Chắc bạn ấy chỉ làm được Fish & Chip thôi ha! Câu hỏi tiếp theo là về việc kết hôn. My và Noel cũng dating một thời gian khá dài rồi mới kết hôn. Thực ra khi cậu mới bắt đầu kết hôn, thì tớ tự hỏi về việc cậu điều chỉnh ra sao cho cuộc sống mới, vì tớ biết cậu là một người rất phóng khoáng và yêu thích sự tự do. Vậy thì trong cuộc sống hôn nhân, điều gì làm cậu thấy sốc nhất? Những điều gì nằm ngoài sự hình dung của cậu trước khi kết hôn? Cậu đã phải điều chỉnh những gì?Tất nhiên sự điều chỉnh là từ cả hai phía, nhưng bây giờ My hãy chia sẻ về phía cậu đi. Và hãy chia sẻ xem làm thế nào để cậu điều chỉnh được vì tớ hiểu thay đổi cách sống của bản thân không phải là một điều dễ dàng và có thể diễn ra nhanh chóng.
My: Tớ đúng là một người thích tự do. Nhưng thực ra mà nói chúng tớ đã kết hôn 5 năm rồi nhưng cảm thấy không thay đổi nhiều lắm so với hồi còn yêu nhau. Có lẽ vì chúng tớ chưa có con nên cũng không thấy khác biệt lắm, còn khi đã có em bé thì nó sẽ đảo lộn mọi thứ. Năm nay thì tớ không nói vì COVID, nhưng những năm trước đó tớ vẫn đi du lịch 1 mình, để làm được như vậy thì nó phải là sự lựa chọn của mình. Tớ thấy khi kết hôn thì chúng tớ làm nhiều việc cùng nhau hơn, chia sẽ những hobbies với nhau. Tuy nhiên càng ngày tớ càng nhận ra rằng tớ và Noel là 2 người rất khác biệt. Một người không quan tâm lắm về thiên nhiên còn tớ thì cực kì thích, ngoài ra thì cũng rất thích những hoạt động như đạp xe còn bạn ấy thì thích chạy, thích bơi, còn bản thân tớ thích ngồi thiền, yoga. Rồi bạn ấy thích chơi cờ tướng còn mình thì thích vẽ.Nếu mình kết hôn và nhắm tới cuộc sống kiểu nắm tay nhau đi từ sáng tới tối thì đó không phải là cuộc sống hôn nhân của tớ. Khi đến Anh, tới một lúc tớ nhận ra rằng mình phải là người tự tạo dựng cuộc sống của mình. Thì tớ đang tập trung vào những điều làm tớ vui thích dựa theo bản thân mình. Chứ tớ không ngồi đợi người kia hỏi tớ đi chơi cuối tuần hay làm gì, tớ tự lên kế hoạch, mua vé may bay đi du lịch một mình. Thật ra tớ rất muốn đi du lịch với bạn ấy nhưng Noel là giáo viên, kỳ nghỉ của bạn ấy khác với kỳ nghỉ của tớ, và đến kỳ nghỉ của giáo viên thì lúc ấy vé máy bay rất đắt. Tớ cũng đã đi du lịch một mình nhiều rồi và bây giờ thì rất thích. Nó là một quãng thời gian mình được ở một mình cũng chính là lúc tự tạo không gian riêng cho mình.Tớ vừa học được một khái niệm là “Space”, giống như Steve Jobs hay Bill Gates cứ 4 tuần họ sẽ có một tuần “Thinking week” - và tuần này thì họ tách hẳn với thế giới bên ngoài, họ lùi lại một bước để họ tự tạo ra không gian riêng cho mình. Bản thân tớ thấy khoảng thời gian một mình đó, khi tớ viết hay vẽ hay đi bộ… là lúc tớ được tái tạo lại.Tớ nghĩ quan niệm về hôn nhân giống như ở Việt Nam là phải làm mọi thứ cùng nhau, nhưng thực sự thì không cần thiết phải như vậy, và chúng tớ vẫn rất hạnh phúc. Chúng tớ độc lập ở bên nhau.
Huyền: Tớ thấy đó là một bí kíp giúp các cậu có một cuộc sống gia đình hạnh phúc.Tớ đã biết những trường hợp như chị gái tớ, khi kết hôn đặc biệt là người phụ nữ họ thường tự nghĩ rằng bổn phận của mình là phải hi sinh, phải vì chồng vì con. Đôi khi một số người phụ nữ đánh mất bản thân mình - họ không còn làm những thứ mà họ thích nữa và toàn bộ thời gian của họ giờ là giành cho chồng cho con. Tớ thấy cách này không được tốt cho mối quan hệ đó. Cái mà cậu vẫn giữ được đó là những giá trị của bản thân, cậu vẫn làm những thứ mà cậu muốn thì tớ nghĩ điều đó không phải ai cũng có thể làm được
My: tớ có một điểm nữa muốn chia sẻ đó là khi mà mới kết hôn thì tớ có nói với chồng là sau 2 năm tớ muốn có con. Tớ nghĩ rằng tại thời điểm đó tớ nghĩ sau 2 năm nữa thì mình sẽ sẵn sàng và muốn có con. Bây giờ nghĩ lại thì tớ không nghĩ đó thực sự là tiếng nói của tớ mà dường như đó là phản ánh từ xã hội Việt Nam, phản ánh từ những cặp đôi bạn bè của tớ họ thường có con sau 1 2 năm kết hôn. Điều khiến tớ shock là sự nhận ra của chính bản thân mình, sau 5 năm kết hôn thì bây giờ chồng tớ lại là người muốn có con hơn tớ. Bây giờ tớ đang có cơ hội để trải nghiệm về nhìn thấy, lắng nghe bản thân mình.Thật ra tớ cũng không muốn có con lắm như là tớ vẫn nghĩ. Đó là quyền chọn lựa và để bản thân mình được lắng nghe
Huyền: Có những tiếng nói trong đầu mình và mình phải phân biệt được đó có phải là điều mình thực sự muốn hay đó là những quan niệm của xã hội mà được đưa vào đầu mình
My: Hi sinh - phụ nữ Việt Nam lớn lên trong quan niệm là phải hi sinh, vì chồng vì con. Ngay cả đối với những bạn độc thân cũng được dạy là phải hi sinh, mà trong khi bạn trai còn chưa có. Tại sao không dành thời gian đó để sống cho bản thân mình
Huyền: Đúng rồi, tuy nhiên thì tớ biết là cặp đôi nào thì cũng sẽ có lúc khó khăn, thì với My đã có lúc nào cảm tưởng như muốn từ bỏ chưa? và những lúc như thế thì My sẽ xử lý như nào?
My: Thời điểm tớ mới sang đây thì công việc vẫn chưa được thuận lợi, mình bị lạc hướng về cuộc sống cũng như về bản thân mình, lạc hướng về những điều mình muốn làm. Tớ có cảm giác như thời gian đó chồng mình không quan tâm đến mình lắm. Những mong đợi của tớ trước khi sang Anh nó khá là khác với thực tế, rồi tớ có một nhóm bạn chơi cùng tại Việt Nam rất thân và tự nhiên mất hết những cái đó. Thì lúc đó tớ cảm thấy như mình mất đi cái danh tính của mình.Trong thời gian đó tớ quay sang hướng là oán thán, trách móc chồng là không lắng cho mình hay đưa mình đi chơi cũng không làm những điều cho mình hạnh phúc. Có rất nhiều lúc mà cứ cãi nhau là tớ lại muốn nhấc vali về nước, vì lúc đó tớ không thể nghĩ ra hướng giải quyết tốt hơn và nghĩ là cứ về nước là mình sẽ có lại mọi thứ. Bởi vì khi tớ rời Việt Nam là lúc ấy tớ vẫn có công việc, bạn bè và mẹ luôn ở bên cạnh để lắng nghe. Rồi tớ gọi điện vê cho mẹ nói là “ Nếu con cứ phải ở với chồng và mẹ chồng thế này chắc tụi con sẽ bỏ nhau mất" đó là hồi tháng 5/2017. Tớ cảm thấy mọi việc không khả quan một chút nào. Sau đó thì tớ quyết định đi đến Làng Mai, để được tu tập theo pháp tu của thầy Thích Nhất Hạnh Đến tháng 7/2017  quyết định đến làng Mai tu tập 1 tuần. Những điều tớ tu tập tưởng như rất bình thường, chỉ là ngồi tập ăn, tập cách đi hành thiền, nhưng sau 1 tuần đó thì nhận ra được rất nhiều điều.Tớ nghĩ là vì tớ đã không có bản thân tớ có thời gian để suy nghĩ. Nhưng với 1 tuần được tách biệt với thế giới thì tớ nhận ra là những sự tiêu cực mình đang phải chịu đựng đôi khi chỉ là do tầm nhìn của mình mà thôi. Nhiều khi một sự việc xảy ra và cách nhìn của mình về vấn đề đó đang bị sai lệch tuy nhiên mình lại dành quá nhiều năng lượng, sự chú ý.Rồi tớ chợt nhận ra là việc quyết định đi sang Anh là quyết định của tớ. Chồng tớ đâu có bắt tớ bỏ lên vali rồi lên máy bay qua đây đâu, thì chả có lý do gì tớ lại ngồi và oán bạn ấy. Dự định chuyển sang anh là của cả 2 đứa mà chứ đâu phải của mình bạn ấy. Thì tại sao bây giờ tớ lại làm như bạn ấy phải chịu trách nhiệm về hạnh phúc của cuộc đời tớ. Tại sao tớ lại đặt hạnh phúc của chính bản thân tớ vào tay của một người khác, dù người đó là chồng mình đi chăng nữa. Và tự bản thân tớ đang đặt mình vào thế bị động. Sau khi đi về thì tớ tự nhận ra cái sai của mình và đã quyết định sẽ thay đổi, mình sẽ là người tự tô màu cho bức tranh này. Dù mình ở một đất nước mới, dù không có nhiều bạn bè ở đây vì vẫn sẽ sống theo cách mà mình muốn. Vậy nên cách tớ vượt qua thời gian khó khăn đó là khẳng định lại tầm nhìn, góc nhìn của mình đang đúng hay sai. Sai ở đâu thì mình sẽ khắc phục trên cái sai đó
Huyen: Câu trả lời của My là một sự xác nhận lại một điều mà tớ vẫn luôn tin tưởng đó là: Người ta chỉ có thể hạnh phúc trong một mối quan hệ khi họ đã hạnh phúc với chính bản thân mình, họ đã thấy thỏa lòng với chính mình. Vì lúc trước My chưa tự thấy hạnh phúc với bản thân mình thì cả cái dynamic của mối quan hệ đó cũng không tốt. Thực ra câu trả lời của My cũng đã trả lời một phần câu hỏi tiếp theo của tớ đó là :Khi cậu bỏ quê theo chồng, bản thân tớ đã di chuyển nhiều thì tớ tự nhận thấy việc chuyển địa điểm sống không hề dễ dàng. Phải tìm bạn mới, công việc mới. Vậy My có lời khuyên nào cho những bạn sắp hoặc đang có ý định theo chồng chuyển sang một đất nước mới? và khó khăn lớn nhất mà cậu nghĩ các bạn ấy sẽ gặp phải là gì?
My: Khi bọn tớ quyết định là sẽ chuyển sang Anh ở thì mẹ tớ - dù là một người phụ nữ khá độc lập thì mẹ tớ vẫn nghĩ là nếu tớ theo chồng qua đây thì chồng sẽ đi làm còn tớ sẽ chỉ ở nhà, là người phụ nữ nội trợ, là người phụ nữ của gia đình và không cần lo lắng quá về tài chính. Thực ra đó là suy nghĩ mặc định của người Việt là nếu lấy chồng nước ngoài và đi theo chồng thì mọi người ở nhà chắc chắn sẽ nghĩ rằng người chồng sẽ phụ trách về tài chính và đôi khi ngay cả người phụ nữ cũng sẽ nghĩ như vậy, nó gần như là suy nghĩ mặc định của người Việt Nam về vấn đề này.
Đối với phụ nữ Việt, và điều này tớ thấy cả từ bản thân mình nữa, là mình chấp nhận yêu người nước ngoài nhưng đôi khi đến lúc kết hôn với họ rồi thì mình lại chưa sẵn sàng cho cuộc sống hôn nhân với họ. Khi vẫn còn ở Việt Nam thì mẹ tớ có một người bạn, có con tên là Trà My và lấy chồng ở Phần Lan. Khá may mắn là chồng chị ấy có kinh tế vững, từ khi lấy nhau thì chị ấy ở nhà và sinh được 2 em bé rất đáng yêu và chị ấy không phải vất vả đi làm, thì những người như vậy thực sự may mắn. Và người bạn của mẹ tớ có nói với tớ rằng: “Sao con cứ phải vất vả quá thế, cứ phải lặn lội ra đường làm gì, cứ để chồng làm hết đi, tại sao con cứ phải mạnh mẽ như vậy” Thực ra cũng vài năm mới gặp cô ấy 1 lần nên cô ấy nói mình cũng chỉ gật thôi và cũng không đôi co làm gì. Nhưng tớ chưa bao giờ xác định mình là một người sẽ phụ thuộc vào người khác.Vậy nên khi các bạn quyết định đi sang một đất nước khác, nhất là đi theo chồng thì nên suy nghĩ kỹ về vấn đề tài chính cũng như xác định về mặt tinh thần. Nếu như bạn để bản thân hoàn toàn phụ thuộc vào một người, đưa toàn bộ những thứ mình có vào một cái túi, nếu cái túi đó thủng đáy lúc nào mình không biết thì những thứ của mình trong đó sẽ rơi hết. Một hình ảnh so sánh rất đơn giản như vậy thôi.Tớ nghĩ mình phải thật mạnh mẽ đã, phải yêu thương bản thân mình đã, đầu tư vào bản thân mình đã. Để cho dù có bất cứ sóng gió của cuộc đời có ập đến thì bản thân mình sẽ là chỗ nương tựa đầu tiên. Những lúc đó thì người thân, gia đình nó xa vời lắm. Phải yêu bản thân mình trước. Đó là lời khuyên thứ nhất của tớ.Lời khuyên thứ 2 của tớ về công việc: Khi ra nước ngoài thì công việc sẽ hoàn toàn khác. Có thể những kỹ năng của bạn trước đây không hẳn sẽ vứt đi, nhưng mình sẽ phải suy nghĩ cách sử dụng các kỹ năng đó nhưng theo một cách nhìn mới. Vì có trường hợp bạn sẽ không tìm được công việc cùng ngành với mình đã làm trước đây. Mình cần biết điểm mạnh và điểm yếu của mình là gì.Có một điểm nữa là: Tớ đang muốn làm 1 podcast về chủ đề: Người Việt hay đưa ra lời khuyên mà người khác không cần.Người Việt rất thích đưa ra lời khuyên!

Huyền: Tớ có 1 bạn người Đức đã đi du lịch ở Việt Nam và bạn ấy có nhận được một lời khuyên từ một người bản địa và bạn ấy có hỏi tớ là: Đó có phải là văn hóa của người Việt không?
My: Chính khi tớ và cậu những năm còn trẻ mình cũng như vậy mà. Tầm khoảng 5 năm sau mình có ngồi lại và nói với nhau rằng ngày xưa khi nói chuyện với bạn gái nào đó là mình cứ cho lời khuyên như là mẹ người ta vậy. Rồi đến lúc người ta không làm theo lời khuyên của mình thì lại quay ra bảo đấy sao không làm theo. Trời đất ơi, người ta đâu có xin lời khuyên của mình đâu. Tớ cũng bị cho lời khuyên lúc mình không hỏi, và những người khi cho tớ lời khuyên thì họ nghĩ là họ quan tâm mình, họ biết nhiều hơn mình. Thói quen này thực sự là không tốt chút nào, ví dụ như có những người nói với tớ trước khi sang Anh là bên đó nghề làm nail đang rất thịnh hành thì em nên đi kiếm một công việc làm nail. Trong khi lúc còn ở Việt Nam tớ đã tự mở và chạy 1 công ty về tổ chức tiệc cưới và sự kiện. Rồi khi nhìn tớ mà lại bảo đi sang Anh để làm nail vì nó rất kiểm ra tiền, tớ cũng chỉ gần đầu và chả nói gì. Hoặc có người khác nói là em làm sale ở Việt Nam rồi nhưng sang Anh sẽ không tìm được việc đâu, chị biết những người rất giỏi ở Việt Nam nhưng sang đó cũng chỉ làm được vị trí văn phòng hành chính nhỏ thôi. Okay lời khuyên của chị rất hữu ích ạ!Vậy nên những lời khuyên mà gia đình, bạn bè đưa ra là từ hiểu biết của họ thôi, họ không biết đến điểm mạnh của bạn. Họ vẫn nghĩ là họ quan tâm và hiểu bạn nhưng vô tình lại gây một nỗi sợ trong bạn. Bản thân tớ nghĩ rằng nếu thực sự muốn thành công ở nước ngoài thì sẽ khó hơn rất nhiều so với ở Việt Nam, vì mối quan hệ của mình không có, tiếng có khi cũng chưa thành thạo lắm thì những lời khuyên này vô hình chung lại tạo nên nỗi sợ làm rào cản để bạn bước ra thế giới một cách nhanh hơn. Nên suy nghĩ về những điều mình đang sợ hãi gì, nó có căn cứ hay không hay nó vô căn cứ và làm cách nào để mình vượt qua những nỗi sợ này để mình tạo nên cuộc sống mới.
Huyen: My có đề cập đến 1 vấn đề mà tớ thấy rất quan trọng, đó là công việc. Tớ tự nhận thấy rằng, trong lúc những người bản địa còn chưa xin được việc mà cậu lại tìm được công việc mà cậu cực kỳ yêu thích thì tớ thấy đó là một sự thành công rất lớn. Công việc không đơn thuần chỉ là công việc mà nó còn mang lại cho mình sự tự tin, tài chính - mang lại sự tự do. Đó chính là lý do vì sao tớ thấy chủ đề công việc rất quan trọng và cậu đã đưa ra những lời khuyên rất bổ ích cho các bạn đang có ý định chuyển đến một vùng đất mới thì cách tìm việc như thế nào.Cảm ơn cậu đã chia sẻ từ đầu đến giờ rất nhiều thông tin và lời khuyên bổ ích, bây giờ để chốt lại thì cậu có lời khuyên chung nào dành cho các bạn sắp bước vào cuộc sống hôn nhân hoặc sắp đi theo chồng sang nước ngoài hoặc chỉ đơn giản về cuộc sống. Một lời khuyên bất kỳ.
My: Một lời khuyên bất kỳ, thì câu hỏi này khá rộng.Tuy nhiên tớ thấy hiện nay có một câu hỏi đang rất phổ biến trong giới trẻ Việt Nam, cụ thể là khi tớ tham gia các diễn đàn của người Việt trẻ, các bạn nữ Việt trẻ đang rất quan tâm đến vấn đề này. Và nếu bản thân tớ biết được điều này sớm hơn thì có thể cuộc sống của tớ đã không khó khăn như vậy. Ở nhà bố mẹ có thể dạy là con đừng đi du lịch một mình quá nhiều khi còn độc thân, đợi bao giờ kết hôn rồi đi du lịch với chồng. Nhưng bây giờ kết hôn rồi mới phát hiện ra là có chồng rồi nhưng cũng chả mấy khi đi du lịch cùng nhau mà tớ vẫn đi một mình. Hay là đừng sống vui quá ngày hôm nay mà để cho ngày mai nữa. Các bạn nên tìm hiểu và đầu tư vào chính bản thân mình, lắng nghe những gì mà mình muốn ngay lúc này. Vì cuộc sống này ngắn ngủi lắm. Ai biết là nó sẽ được đến lúc nào đâu.Bản thân tớ vẫn cứ nghĩ mình không quá quan tâm đến người khác nói gì về mình, nhưng gần đây anh sếp của tớ vào team mới và có đưa ra nhận xét về tớ không đúng. Khi tớ đọc bản nhận xét về tính cách cá nhân về tớ của anh ấy thì có một điểm đó là “Con người này có xu hướng đánh giá người khác khá nhanh” - Judgmental. Thì lúc đó tớ nhân ra rằng trong khoảng 1 2 tháng gần đây tớ để bản thân mình hơi stress nhiều về tớ. Tất nhiên là có những phản hồi với mong muốn giúp mình tốt lên nhưng có nhiều lời nhận xét chỉ vì tính cách, bản chất nhanh phán xét người khác của họ mà chưa chắc là đã đúng.Và tớ đã để cho cái lời nhận xét ấy ảnh hưởng đến mình rất nhiều. Từ đó tớ cảm thấy áp lực hơn với công việc, cảm thấy phải thay đổi bản thân mình.Nhưng tớ nghĩ nếu 5 năm nữa nếu nhìn lại quãng thời gian này thì chắc tớ sẽ nghĩ là: “ơ tại sao mình lại ngớ ngẩn vậy, dành hẳn 2 tháng để vật lộn với 1 suy nghĩ/ nhận xét của một người đánh giá về mình”Cái điều này có thể đang rất to tát với tớ bây giờ, nhưng có thể 5 năm sau nó chỉ là điều cỏn con thôi. Vậy nên nói là ngay bây giờ có lời khuyên nào dành cho mọi người thì nói đúng hơn là lời khuyên của tớ tự dành cho bản thân: Đừng để những lời nhận xét của người khác về bạn làm ảnh hưởng đến bản thân quá nhiều. Chỉ có chính bạn mới biết lúc này mình đang cần gì nhất và điều gì là tốt nhất cho bản thân lúc này.
Huyen: Tớ thấy đây là một chia sẻ rất hay để kết thúc lại ep này.Yêu bản thân mình và lắng nghe bản thân mình là những điều mà mỗi người nên làm hằng ngày. Đó cũng là tình yêu đầu tiên mà mình nên đầu tư. Cảm ơn My về những chia sẻ ngày hôm nay và hẹn cậu vào những tập tiếp theo.Cảm ơn các bạn đã lắng nghe
Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.