Beyond Trada Podcast
Beyond Trada Podcast
Hành trình chạm đến giấc mơ Mỹ
Khi nhắc đến nước Mỹ, mọi người liền nghĩ ngay đó là một đất nước tự do. Mỹ đúng thật là một đất nước của tự do. Nhưng sự tự do đó được hình thành từ những nỗ lực của mỗi người để xây dựng cuộc sống của họ, để vượt qua khó khăn và trở thành một con người tự lập. Trong tập này, khách mời của bọn mình, với một niềm cảm hứng cùng sự lạc quan, Thu Nguyen sẽ chia sẻ hành trình của cô ấy trên đất Mỹ 7 năm vừa qua, cách cô ấy cố gắng và giải quyết các khó khăn nơi đất khách quê người để có một cuộc sống hạnh phúc như hôm nay.
#vietnameseoverseas #successfulcareers #americandreams #beyondtradapodcast
––––––––––––––––––––––––––––––
Làm quen với bọn mình nhé:
Facebook: https://www.facebook.com/beyondtrada
Instagram: https://www.instagram.com/beyond_tra_...
Website: https://www.beyondtrada.com/
Xin chào các bạn đã đến với podcast Beyond Trà Đá của Huyền Lê và Trà My. Còn mình là Trà My - trà đá ở đầu cầu London. Các bạn thân mến, ngày hôm nay chúng ta cùng nghe tâm sự của một giấc mơ Mỹ nhé!
Giấc mơ Mỹ không còn là một khái niệm xa lạ với nhiều người. Mỹ được biết đến là mảnh đất của tự do, của một miền đất hứa, cái nơi mà trong tiềm thức của mọi người chỉ cần đặt chân đến là chạm đến cơ hội để thành công, bởi nó không giới hạn khả năng của con người cho dù bạn đến từ đâu, miễn là bạn cống hết hết mình, bạn vẫn có cơ hội tiến xa. Nói như vậy ước mơ Mỹ thật đáng theo đuổi. Nhưng nó có khó khăn không? Đương nhiên là có chứ.
Và trong tập số 7 tuần này, chúng mình đã mời đến Thu Nguyễn, người bạn thân của mình, cô gái là một minh chứng sống cho quá trình gian nan theo đuổi giấc mơ này. Từ một cô gái người Việt nhỏ bé, chống chọi với cái lạnh cắt ra cắt thịt âm 40-50 độ để xin làm bảo vệ cho siêu thị rồi việc cố gắng phấn đấu để có một vị trí trong một trong những bệnh viện tốt nhất ở thành phố Chicago thật là một quá trình đáng để khâm phục. Việc Thu vượt qua được sự tự ti của mình rằng tiếng Anh của mình không đủ tốt để đi học y tá và tự tin làm việc cùng các bạn đồng nghiệp Mỹ khác sẽ truyền cảm hứng không nhỏ đến các bạn! Xin mời các bạn lắng nghe.
Thu: Chào các bạn mình tên là Thu, mình đang sống và làm việc tại Chicago. Mình đến đây từ năm 2014. Đến tháng 3 này sẽ là 7 năm mình sống ở Mỹ.
Rất cảm ơn hôm nay Trà My đã mời dự cái podcast của Trà My để nói lên những cái khó khăn cũng như là những cái trong cuộc sống mà 7 năm qua mình đã sống ở Mỹ như thế nào. Rất cảm ơn Trà My.
My: Những người mà còn ở Việt Nam chưa đi ra nước ngoài họ rất là sợ. Sợ là mình không có settle được không, mình có thành công hay không. Thì họ sẽ nhìn những người bạn của mình vượt qua mọi thứ để họ lấy làm động lực cho mình.
Thì em lúc đó là niềm tin và động lực cho chị. Hồi mà qua Mỹ năm 2014, có bị sốc không vì đấy là lần đầu tiên em qua Mỹ đúng không?
Thu: Thực ra thì mình chưa bao giờ đi đến những nước khác. Thì có loanh quanh những nước châu Á như Singapore, Thái Lan. Thực ra chưa bao giờ even đặt chân đến châu Âu chẳng hạn. Chưa bao giờ đi xa đến mức như vậy. Thế mà bởi vì tình yêu đã một mình ra đi đến tận nước Mỹ.
Tự tin, you know, sẽ có một cái cuộc sống rất là tốt đẹp ngay trước mắt. Nên là cũng không có gì sợ hãi cả. Nhưng mà thực ra cũng nên sợ đấy.
Cái trở ngại đầu tiên chắc có lẽ là thời tiết. Nó khắc nghiệt một cách kinh khủng luôn. Thực ra với cái độ gió cộng vào thì nó cảm giác như là âm 40-50 độ.
Sang đây mình biết là những cái đơn giản như là thời tiết, đi lại, rồi đồ ăn. Đồ ăn cực kì khó ăn luôn. Một là nó quá ngấy hai là quá ngọt. Lúc đó mình nghĩ đến công việc. Tại vì khi mà mình sang đây, mình sang với lại visa fiance ý. Nếu trong 90 ngày bạn không kết hôn thì chính phủ sẽ cho bạn về nước, đúng không?
Sau khi mà bạn kết hôn xong thì sẽ là rất nhiều giấy tờ thủ tục lằng nhằng rồi là chờ đợi các kiểu để mình có thể có được một cái permit để mình có thể xin việc, mình có thể làm bank account rồi này.
Rất là lằng nhằng. Đấy là những cái mà nó vất vả nhất, phải chờ đợi ấy. Trong quá trình chờ đợi đấy thì mình không có giấy tờ để đi làm thì mình có thể làm gì được. Để kiếm được một công việc ở Mỹ rất là khó. Những việc như kiểu cashier này, bán hàng này, thì nghĩ đơn giản ở Việt Nam có thể kiếm rất dễ dàng.
Mình cũng từng làm admin ở Việt Nam một thời gian cho công ty Language Links ở Việt Nam. Thì nghĩ là chắc là mình không đến nỗi. Nhưng thực sự là khi mà mình đi Mỹ mình mới thấy rất là .. Vốn tiếng Anh của mình mình nghĩ là đủ ở Việt Nam, nhưng mà đến đây đúng là không đủ dùng thật.
Để khi mà mình nhớ là có một hôm nào đấy, chồng mình đi làm thì mình ở nhà. Hôm nay mình sẽ đi ra một cái convenience store chẳng hạn, mua một cái gì cho bản thân mình. Đơn giản đúng không? Đến tiệm tạp hoá thì mình chẳng hiểu người ta nói gì. Bởi vì người ta nói quá nhanh hoặc là người ta nói quá nhiều tiếng lóng. Nên là không hiểu người ta nói gì.
Ở Việt Nam mình quá tự tin, có rất nhiều bạn bè này, và giao tiếp các thứ mình thấy rất là tự tin. Nhưng mà sang bên này mình thấy rất là tự ti.
Chuyện đi lại cũng rất là khó khăn bởi vì là nếu mà muốn đi vào downtown Chicago chẳng hạn, thì cũng phải đi tàu này, rồi đi bus này. Mất rất nhiều thời gian luôn. Nên là chuyện đi lại nếu mà mình muốn gặp My ở đầu kia thành phố chẳng hạn. Thì mình phải có một cái kế hoạch rõ ràng đặt ra khoảng trước đấy một tuần chẳng hạn. (5:01)
Thu: Ngày xưa ở Việt Nam, đi làm xong thì chỉ cần alo một cái là hẹn được My đi ăn đi chơi. Nhưng bây giờ ở bên này để làm được thể rất khó. Mình nghĩ khi mình lấy chồng mình sẽ được dựa vào chồng nhiều thứ. Chồng sẽ đưa mình đi chỗ nọ chỗ kia, sẽ làm cái này cái kia. Không đâu các bạn ạ! Nếu các bạn có một người nào đó đưa đi đến tận cùng đáy biển như thế thì các bạn rất hạnh phúc. Nhưng với chồng mình thì còn phải đi làm. Nhiều khi muốn giúp mình cũng khó. Lúc mới sang thì mình tự thân vận động rất nhiều.
My: Thế còn cái hồi Thu mới sang và em có bảo là sẽ đi học làm nail. Sau đấy là em chọn học vào ngành y, theo diện điều dưỡng - như một dạng trợ lý của bác sỹ. Thì tại sao em lại có quyết định đó?
Thu: Thực ra khi mà em mới sang em phải trau dồi lại vốn tiếng Anh của mình, không phải để đi học Đại học mà chỉ là để giao tiếp thông thường. Lúc mới sang em cũng chưa có đủ giấy tờ để xin việc. Nên em tự tìm hiểu xem mình có thể học tiếng Anh ở đâu mà miễn phí và cải thiện vốn tiếng Anh của mình. Community College thì ở chỗ nào cũng có. Bạn có thể đến đó và đăng ký học, cả kế có hay chưa có thẻ xanh. Nhiều khi mình hơi phụ thuộc vào chồng và hỏi “theo anh em nên đăng ký học cái gì? Nên làm cái gì để dễ xin việc?”. Chồng mình cũng chỉ nói một câu duy nhất đó là “Em thích làm cái gì?” Sau đó em tự hỏi lại mình “Uhm chả thích làm gì cả”. Thực ra em chả muốn làm gì cả, thế nên em nhận ra nó phải xuất phát từ bản thân mình trước. Tất cả những gì mình muốn làm đều phải là do tự bản thân mình quyết. Lúc ở Việt Nam thì em thường để bố mẹ tìm hiểu, sắp đặt cho em. Sang bên này không có ai nên chỉ có thể dựa vào bản thân mình. Tự đi học tiếng Anh và cũng không biết làm thế nào. Có một hôm cô giáo có đến nói chuyện với em và bảo là “ Tại sao lại học lớp này? Với trình độ tiếng Anh này thì phải học Đại học chứ?” Em chỉ biết trả lời là “Em cũng muốn đi học nhưng không biết học ngành nào” Vì cô giáo cũng là người nhập cư đã sống ở Mỹ 30 40 năm rồi, cô có bảo em “Đối với người nhập cư như mình, ngành không bao giờ thiếu việc chính là ngành Y”. Nói đến ngành Y một cái là em sợ , vì em sợ máu, kim tiêm. Mặc dù ông nội là bác sĩ, cô em cũng làm trong ngành Y, bà nội em trước làm Y tá.
My: Uhm thế là cả nhà đều làm ngành Y.
Thu: Thực ra em không thích kim tiêm hay máu me nên cô giáo bảo là không nhất thiết phải như thế. Ở Việt Nam em đã từng làm Admin rồi thì em có thể học ngành Y để vào làm văn phòng bác sĩ chẳng hạn. Mình có thể làm trả lời điện thoại hay đặt lịch cho khách. Ở Việt Nam em đã học 5 năm rồi, bằng Đại học của em, vậy nên em thấy rất mệt mỏi nếu phải đi học tiếp. Em cũng không chắc mình thích ngành Y hoặc có đủ khả năng không. Em muốn học ngành nào đó nhanh để có thể đi xin việc, ra ngoài tiếp xúc với mọi người. Em quyết định tìm ngành học nhanh nhất - nói là nhanh nhất thôi nhưng cũng phải mất đến 2 năm. Khi em mang bằng Đại học của mình sang Mỹ, em vẫn nghĩ là với bằng này em có thể dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Em đã từng làm thế ở Việt Nam thì không có lý gì không làm được ở đây.Em đã từng đi xin việc nhưng rất khó, vì mình là người miền Bắc, đa số người Việt bên này đều từ trong Nam nên giáo viên có giọng Nam được ưu tiên hơn. Cơ hội không phải lúc nào cũng ở đấy để mình nắm lấy. Coi như cái đó mang sông đổ biển rồi. Em có mang bằng Đại học của mình đến ngành Medical Assistant thì college advisor của em có phản hồi là tất cả những điểm của em ở Việt Nam không thể transfer sang bên Mỹ vì không có hệ thống. Mà trước khi em đi em đã make sure dịch hết bằng sang tiếng Anh, công chứng các thứ. Nhưng mang sang bên này đều không có giá trị vì nếu muốn transfer credit thì phải gửi đến công ty cụ thể này để dịch và gửi lại. Thế là em lại phải làm lại hết từ đầu. Sau khi chờ người ta gửi lại kết quả thì mới biết là credit có thể transfer chỉ cho đúng 2 môn. Đó là môn Toán và môn Tin. Mà em thì không cần môn Tin để học mà chỉ mỗi môn Toán thôi. Cả kể môn Toán vẫn phải học lại từ đầu. Ngành em cần ví dụ nó cần Math 118 chẳng hạn, sau khi transfer lại cho mình nó không bắt học Math 98 nữa mà cho mình học thẳng vào Math College.
My: Gọi là toán cao cấp hơn.
Thu: Đúng rồi, nếu học lại từ đầu mình sẽ phải bắt đầu từ 98 chẳng hạn.Thế là cả cái bằng Đại học 5 năm ở Việt Nam coi như mang sông đổ bể. Sang bên này phải học lại từ đầu. Những ngành học ở bên này bạn sẽ phải học những môn cơ bản bắt buộc trước. Sau khi xong hết những môn Toán, Anh, Hóa…. thì mới vào học các môn chuyên ngành. Năm đầu tiên chỉ dành để học các môn cơ bản bắt buộc đó. Tất cả đều được A+.Sau đó sang năm thứ 2 là em apply cho ngành Y. Mà ngành này cực kỳ cạnh tranh. Vì ngành này rất hot, nên mọi người ai cũng muốn nhảy vào. Mình phải tìm cách stand out from other people thì mình mới được chọn vào. Chứ không phải cứ apply là sẽ được nhận. Em phải viết một lá thư rất dài, giải thích tại sao em lại chọn ngành học này. Đại khái là phải represent yourself thì mình mới được chọn. Rất may mắn là sau khi đăng ký thì em được chọn. Sau khi đi đến để nói chuyện với Director thì chị ấy mới bảo là em apply muộn quá, ngành học này 1 năm chỉ mở 1 lần. Vậy nên em sẽ phải chờ khoảng 7 8 tháng nữa mới đến đợt tiếp theo. Mình đã tính toán rất chi li nhưng lại miss một cái deadline rất lớn. Lại chờ đợi, mà trong lúc này không biết làm gì vì không thể đi làm, không đủ giấy tờ. Chắc chắn mình sẽ học ngành này rồi nhưng có những 8 tháng gap thì phải làm gì? Mà em là người không thể ngồi yên được. Lúc nào cũng làm muốn một cái gì đó. Em đã nghĩ muốn học hành một cách nghiêm túc hơn. Khi tìm hiểu là nếu muốn học để có một giấy chứng nhận chuyên nghiệp thì cũng phải học một cách rất nghiêm túc. Cũng phải đăng ký, nộp nhiều tiền
My: và cũng phải mất vài năm đúng không?
Thu: Cũng phải đến 16 tháng ấy, tầm đó chị ạ. Cũng không phải là đơn giản. On top cũng phải có năng khiếu nữa. Nhưng bao nhiêu lần tập luyện và tập luyện thì vẽ không nổi. Thế là mới nghĩ nó không phải là ngành học của mình. Đúng lúc em đang trăn trở nhất là không biết làm gì thì em nhận được giấy permit là có thể đi làm. Rất là sung sướng, gửi CV đi các nơi, target, home depot.. Everywhere. Em chỉ cần được đi làm thôi, lương tối thiểu thôi cũng được. Chỉ cần ra ngoài kia và làm việc. Nhưng mà không ai gọi cả, không một ai. Cuối cùng may mắn tìm được 1 công việc. Em đó My đó là công việc gì?
My: Nhớ rồi, đó là làm bảo vệ! Bé như thế thì làm sao làm được bảo vệ.
Thu: Em là một người bé nhất luôn ở nước Mỹ luôn. Ở Việt Nam em nghĩ em cũng không bé lắm đâu. Nhưng sang đây em bé nhất. Cuối cùng em tìm được một công việc làm bảo vệ.
My: Người ta chắc là phải sợ cô bảo vệ này lắm :)
Thu: Giải thích thêm là ở bên này các bạn cứ vào convenient store hoặc những store lớn để mua đồ. Trước khi rời đi sẽ có một người kiểm tra hóa đơn của bạn để đảm bảo bạn không lấy cắp 1 thứ gì cả - đó chính là công việc của Thu. Lúc em nhận được công việc này thì rất vui vì mình kiếm được tiền dựa vào sức lao động của mình trên đất Mỹ, nhưng thực ra đồng tiền mình kiếm được ra rất vất vả, cả máu và nước mắt. Vì em là người bé nhất cái cửa hàng đó, mọi người nhìn thấy em họ không sợ đâu, nhưng em tìm được rất nhiều ăn cắp luôn đấy :).
My: uhm lại còn gặp ông tây nào cao những 2 mét rồi còn đòi giữ nó lại, không hiểu giữ lại kiểu gì.
Thu: thực ra nó cũng có nhiều cấp độ cho bảo vệ khác nhau. Mình là thuộc lại thấp nhất, lại còn không có súng nên mọi người không sợ là đúng rồi. Mình lúc nào cũng phải mặc một áo rất rộng, có 1 cái bộ đàm đằng sau lưng. Khi mặc áo rộng bên ngoài thì nó nhìn khá giống một khẩu súng ở đằng sau.
My: ở Mỹ súng cũng…Thu: Security mức cao nhất thì có súng.
My: Dã man!Thu: ở Mỹ khi người ta ăn cắp thì kiểu vừa ăn cắp vừa la làng. Nếu mình bắt người ta chẳng hạn, thì họ sẽ đưa ra rất nhiều lý do kiểu quên, hoặc trở nên rất aggressive. Nhất là khi mình bé như thế này thì cũng cần có gì đó doạ người ta một chút. Em làm công việc này trong khoảng vài tháng, rất vất vả, phải đứng suốt từ sáng đến tối, có những lúc mỏi chân lắm nhưng không được ngồi. Nhưng sau đó vốn tiếng Anh lên rất nhiều, cũng bắt đầu có cuộc sống riêng. Có một nơi sáng ra có thể đến chỗ làm, có vài người bạn, thấy cuộc sống tươi đẹp hơn một chút vì kiếm được đồng tiền do mình làm ra. Nhiều khi đó là điều quan trọng nhất, mình có một cuộc sống riêng khi vừa mới đến một đất nước lạ. Sau đó một thời gian thì em quyết định quay lại trường đại học, sau 7 tháng gì đó để bắt đầu khóa học chính của mình. Nói chung là rất vất vả vì học ngành Y mà, cả kể cái cơ bản nhất thì tất cả những terminology
My: giống như kiểu định nghĩa về các bệnh ý…
Thu: đại khái là như thế,
My: Chị ở đây 3 năm rồi nhưng có những loại bệnh nghe tên chả hiểu gì. Khi đồng nghiệp của mình nói ra người này bị bệnh này bệnh kia, mình không hiểu nổi.
Thu: đúng rồi, đó chính là khó khăn của em khi học ngành Y. Nó không đơn giản chỉ là các ngành bệnh, có những bệnh em tìm tại liệu ở Việt Nam cũng không có gì liên quan. Hoặc có thể họ gọi tên khác nhau nên em không thể tìm được. Khi mà em đi học, em lúc nào cũng là người đi sớm nhất và là người về muộn nhất, vì em thấy mình phải học gấp 2 lần những người khác. Khi vừa học tư liệu bằng tiếng Anh thì em lại phải tìm tư liệu đó trong tiếng Việt để xem mình hiểu sâu xa hơn không, mình phải so sánh 2 thứ đó với nhau. Ngành Y ở Việt Nam có những tài liệu thiên về Đông Y nhiều hơn là Tây Y, đại khái là cái terminology không chỉ khó với em mà còn khó cho người bản xứ khi học. Rồi khi học về các loại thuốc, cực kỳ khó. Một loại thuốc chỉ có tên thuốc, nhưng khi bán ra thị trường nó lại có một cái tên khác
My: Uhm thay vì để tên thành phần thì lại thay cho nó một cái tên khác, hack não ghê.
Thu: Thế nên nó cực kì khó. Lúc nào cũng phải gồng mình lên để học, em không có cuộc sống luôn, lúc nào cũng chỉ có học và học. Không có lúc nào nghỉ ngơi hoặc đi chơi hay xả stress. Thực ra khi bố mẹ cho đi học Đại học ở Việt Nam thì nhiều khi cũng là học giỏi nhưng nói chung vẫn chểnh mảng vì nó không phải là đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình bỏ ra nên nhiều khi mình cũng hơi chểnh mảng, xin lỗi bố mẹ! Nhưng mà khi mình đi học ở đây là học cho bản thân mình, nên cái perspective nó hơi khác một chút. Mình phải học hết mình, nếu ở Việt Nam thì em sẽ không học được như này đâu. Thế nên nhiều khi…
My: Chị không thể học được như em đâu. Cho sang học ngành Y với lương cao gấp đôi thì cũng không thể học được.
Thu: Shock nhất là khi thực hành nghề lúc đầu, cô giáo có hỏi là “ Are you guys ready for blood yet?” Và em kiểu “What?!?” Em shock luôn vì mình không muốn liên quan tí gì đến máu me kim tiêm cả, thế mà ngày đầu tiên đi học đã hỏi như thế. Mình đã tìm hiểu rất rõ rồi, ngành này không liên quan gì đến máu me rồi. Nhưng rồi mới biết học ngành này thì bạn phải biết truyền, tiêm, tất cả những gì liên quan đến tiêm trọc sẽ thuộc ngành này. Thế nên là cũng shock, nhưng đâm lao rồi thì cũng phải theo lao thôi, mà còn phải lao nhanh hơn ấy :). Rất khó.
My: từ học cái gì cũng phải dịch sang tiếng Việt đến cuối cùng trở thành một trong những người học giỏi nhất khoá. Lại còn được phát biểu trong trường nữa.
Thu: Vâng, lúc mà học xong khoá học thì được thầy giáo sẽ chọn em để phát biểu. Cũng không biết có nên tự hào hay không. Em có hỏi chồng mình là “ Này em được chọn để đọc bài phát biểu trong lễ tốt nghiệp đấy, nó có phải là cái gì đó to tát không? Mọi người làm như chuyện này rất to ấy" Xong chồng em mới bảo “Uhm chỉ có những người học giỏi nhất mới được chọn!” Thế nên em rất sung sướngEm nhớ là em mặt một cái váy màu trắng và em đứng phát biểu trước các bạn sinh viên và gia đình tham dự nữa, mình cảm thấy rất vinh dự. Vì đến giờ phút này sống tại Mỹ và đã có một cái bằng ở trên tay thì cảm thấy rất xúc động. Mình đổ rất nhiều sức lực, blood and teases để có được bằng này trên tay, nên là cảm thấy rất tự hào. Cũng đã được 4 5 năm rồi chị ạ.
My: Bây giờ em đang làm ở bệnh viện to nhất ở Chicago đúng không?
Thu: vâng. Thực ra lúc em mới tốt nghiệp em rất muốn làm ở bệnh viện to nhất của Chicago. Nếu ở Việt Nam nếu quen biết người nào đó thì việc xin việc khá đơn giản. Còn ở đây mình chả quen biết một ai cả, không biết bắt đầu từ đâu. Kể cả cái CV của em cũng không biết phải làm từ đâu, viết ra sao. Em phải tự làm, tự nghiên cứu. Cũng phải hỏi chồng em xem ngữ pháp thế nào, có chỗ nào sai thì sửa hộ. Chồng em cũng giúp đỡ rất nhiều. Rồi em cũng tìm được một công việc ở một bệnh viện lớn nhất ở trong thành phố. Lúc đấy em không cần nghĩ đến những cái khác, chỉ cần biết phải làm ở một bệnh viện lớn nhất. Thực ra bây giờ nghĩ lại em sẽ không chọn bệnh viện lớn nhất đâu. Bởi vì nó quá xa, nó tận trong trung tâm thành phố. Nhưng lúc ấy tư tưởng của mình chỉ nghĩ là mình phải làm trong thành phố, trong những toà nhà cao, trong bệnh viện đẹp nhất. Và cuối cùng cũng làm được. Nhưng sau 1 năm, 2 năm làm việc ở đấy, rồi sinh em bé đầu tiên khi đang làm việc ở đó. Nhưng bản thân em cảm thấy không vui vẻ lắm và muốn đi một chỗ khác. Giống như mình đang ở một môi trường mà mình không cảm thấy được appreciate mình lắm. Thế là em gửi CV đi khắp nơi, xin vào những chỗ gần nhà hơn, mình có thể lái xe đi làm mà không phải bắt xe bus hoặc đi lại lằng nhằng. Cuối cùng em nhận được vào bệnh viện của bang. Sang đây thì em cảm thấy rất vui vẻ. Cảm giác như là có gia đình thứ 2 vậy, ngoài gia đình mình đang có thì mình có cái bong bóng riêng của bản thân, có một nơi để đến, có những người bạn để chia sẻ, nói chung là làm cho cuộc sống dễ dàng hơn.
My: Thế hồi đầu em sinh Minh ấy, lúc ấy Minh khoảng tầm 1 tuổi thì phải. Thì chồng em bị tai nạn gãy chân đúng ko? Con thì nhỏ còn chồng thì lại bị gãy chân cùng một lúc nghe tin mẹ ở nhà bị ốm. Chị thật sự không biết rằng em đã trải qua quãng thời gian như thế. Em còn phải handle mọi thứ trong nhà từ mua sắm, bê xe lên cầu thang.
Thu: Vâng lúc ấy là em mới mua nhà mới, chồng vừa bị gãy chân xong thì tụi em cũng phải sửa cái nhà đó - chính là nhà chúng em đang ở hiện tại đây.
My: Tức là mua nhà, rồi chồng bị gãy chân rồi lại phải sửa nhà…
Thu: vâng chồng tai nạn, phải sửa nhà, rồi mẹ ốm...đại khái rất là nhiều việc. Không phải cuộc sống của ai cũng đơn giản, ai rồi cũng có lúc trải qua các cung bậc của cuộc sống. Nếu mọi người không nói ra thì mình không bao giờ biết, ai rồi cũng có những lúc đen tối nhất của cuộc đời. Tức là cứ hết chuyện này đến chuyện khác xảy ra cùng một lúc. Nó mới trở thành lúc đen tối nhất. Lúc đó em thấy rất suy sụp tinh thần. Vì em cảm giác từ lúc em sang đây chỉ có mỗi chồng là người bạn duy nhất. Mình đặt rất nhiều niềm tin vào chồng, dựa dẫm vào chồng. Mình cũng rất khó để tự tìm ra phương hướng cho cuộc sống của riêng mình. Lúc chồng em bị gãy chân là lúc em tự nhận ra em phải tự vượt lên cuộc sống của mình. Mình phải làm, vì bây giờ mình đã có con rồi, không thể dựa vào ai được nữa. Tất nhiên lúc ấy thì bố mẹ chồng em đã giúp đỡ rất nhiều, thực sự cũng cảm ơn bố mẹ chồng. Sau 7 năm sống ở Mỹ em tự nhận ra một điều là do cách suy nghĩ của mình. Tức là nếu mình luôn suy nghĩ tiêu cực thì lúc nào mình cũng ở trong bóng tối. Nếu nghĩ một cách tích cực thì mọi thứ sẽ tự sáng sủa ra. Lúc chồng em bị gãy chân em chỉ biết ngồi khóc thôi vì không biết phải làm thế nào. Chuyện sửa nhà là một chuyện quá lớn và một mình em không biết phải bắt đầu từ đâu và kết thúc như thế nào. Lúc đó em mới hỏi ý kiến chồng là bây giờ mình đã đặt hết lịch rồi thì một mình em không thể làm nổi vì em còn con và còn đi làm nữa. Thì chồng em có bảo là nếu bây giờ không làm thì bao giờ mới làm được? Ở bên này để đặt được lịch sửa nhà là một việc rất lớn và không thể huỷ được. Thế nên mình nghĩ đã đâm lao phải theo lao. Mà lúc ấy mẹ em ở nhà còn ốm, cái khó khăn nhất với em và những người xa gia đình như chúng mình mà nói là gia đình ở nhà. Nhiều khi cứ nói là ở nhà mọi người đều ổn, ai cũng có cuộc sống riêng. Trò chuyện với mẹ qua điện thoại cũng vẫn ổn, nhưng nhiều khi mình nghĩ nó không đủ. Cảm giác như mình không có ở đấy nên không biết sẽ ra sao, lúc nào cũng cảm thấy ân hận, cũng lo, ở nhà mẹ ốm thì em chỉ muốn lên máy bay và đi về luôn và bỏ hết tất cả ở lại đây. Em có thể bỏ chồng ở lại nhưng con em thì không thể bỏ được. Và bây giờ cũng không thể bảo được rằng: “I'm gonna leave”.
Thế nên lúc ấy em có quá nhiều thứ phải sắp xếp cùng một lúc, cảm giác như là physical và mentally không vượt qua nổi vì có quá nhiều trở ngại. Điều giúp em vượt qua được là em thay đổi cách suy nghĩ. Cái đấy là quan trọng nhất. My cũng nói với em nhiều lần phải thay đổi cách suy nghĩ. Gia đình, bố mẹ lúc nào cũng ở trong tim. Không phải lúc nào cũng phải ở cạnh để giải quyết vấn đề. Mình phải nghĩ được như thế. Rồi chồng thì không tự chọn cái việc gãy chân, nó là việc không may xảy ra, và khi mình đã xác định là làm partner for life rồi thì phải giúp đỡ nhau. Ngược lại nếu em là người bị gãy chân thì chồng em cũng phải đứng ra cáng đáng. Nên mình nghĩ là mình phải tự cố gắng. Còn con bé quá nên mình phải ở đấy và chăm sóc. Bố mẹ chồng em thực sự quá tuyệt vời, giúp đỡ chúng em rất nhiều, nếu như không có ông bà nội thì không biết em vượt qua kiểu gì. Sang đến đây mới có 7 năm nhưng em sửa đến 2 cái nhà liền.
My: Quá giỏi!
Thu: từ cái ốc vít em cũng phải mua, mình phải tính toán đến tận cái ốc vít, làm thế nào để khi sửa nhà xong mình không bị phá sản. Lúc nào trong tâm cũng là đi làm ngày nào cũng phải tính toán tiền xong rồi trả cho người này người kia. Làm thế nào để cuối cùng mình không nợ một đồng nào cả. Đấy là điều khó khăn nhất trong thời gian đấy. Đến cuối thì mẹ vẫn rất là khoẻ. Em thấy mẹ em bây giờ là đẹp nhất từ trước đến nay.
My: Cũng rất là mừng nhìn thấy mẹ khoẻ mạnh đúng không.
Thu: Em nghĩ mẹ còn đẹp hơn cả em ý
My: Uhm mẹ em với mẹ chị giống nhau, phải nói thế không các cụ sẽ giận.
Thu: Thế là nhiều khi mình nghĩ ai cũng cần mình, và mình có cảm giác là phải phân thân mỗi người một “Thu”. Nhưng khó quá không biết làm thế nào. Cảm thấy con cũng cần mình, chồng cần mình, đến cả chó mèo trong nhà đều cần mình. Mình phải làm cho mình hạnh phúc nhất mới có thể đem lại hạnh phúc cho người khác. Bao giờ cũng phải selfcare trước thì mới quan tâm cho người khác được.
My: uhm thì mình mới có lực để lo cho người khác được. Cái lúc em bầu đứa thứ 2, sang đây thăm chị nhỉ? lúc ấy là 09/2018. Xin giới thiệu với mọi người là Thu sang London gặp My và ở đúng 2 ngày, từ Mỹ bay qua đây bởi vì con còn bé nữa. Ngày xưa ở Hà Nội vẫn đi Zone 9, đi bar chơi với nhau. Những ngày ở Hà Nội còn có trò ra Zone 9 uống rượu gạo
Thu: Đấy là thời gian vui nhất!
My: Uhm đúng là vui nhất, thời gian tuổi trẻ không suy nghĩ gì. Khi Thu sang đây thì chị và Noel vẫn như thói quen ngày xưa là ép bạn đi uống rượu, xong lại còn mua cho bao nhiêu tequila vì lúc ấy vẫn chưa biết em đang có em bé.
Thu: Xong chị có nhớ Noel bảo gì em không? Ông ấy bảo là em đã ép ông ấy uống rất nhiều lần ở Việt Nam nên bây giờ em phải uống. Em vẫn nhớ em phải uống đến 3 4 chén.
My: Uhm chị nhớ bọn chị dắt em đi hết bar này đến bar khác. Trộm vía em bé ra đời mạnh khoẻ. Cái lúc mà em sinh Vy.. là cái lúc đại dịch đang ở đỉnh điểm thứ nhất. Ở Anh còn không cho chồng vào bệnh viện, mẹ phải sinh con một mình. Mà sinh mổ thì khá nguy hiểm, nghĩ thật tội nghiệp. Cái hoàn cảnh lúc em sinh con thế nào?
Thu: Thực ra cũng may mắn là bé thứ 2 nên em cũng có kinh nghiệm hơn. Vì bé đầu và bé thứ 2 cách nhau 2 năm rưỡi. Mình vẫn nhớ ngày xưa mình bầu bí thế nào, cần những gì và nhớ điều quan trọng nhất là khi em xin được công việc thứ 2 này chính là chỗ em khám cho bé đầu. Thực sự với đại dịch đang diễn ra như bây giờ thì sinh em bé rất khó khăn. Chồng không được vào bất kỳ đợt khám nào. Kể cả khám thai hay siêu âm, chỉ có một mình em. Thế nên đối với bé thứ 2 em có cảm giác như mình luôn một mình trên một chiến trường. Không ai biết, lúc em đang mang thai cảm xúc rất lẫn lộn.
My: Do hóc-môn.
Thu: Kiểu đó, nó làm cho mình hơi bị trầm cảm một chút. Một mình mang em bé đi khám, đi siêu âm. Khi mình về nói chuyện với chồng, nhưng chồng cũng đi làm rất vất vả. This pandemic changed everyone's life. Làm cho mọi thứ xáo trộn hết cả lên, chồng em đi làm cũng rất vất vả nên em biết tâm tư của mình cũng không được bình thường. Nhiều khi em cũng tâm sự về bé thứ 2. Thực ra nó cũng dễ dàng hơn thật. Vì làm ở đó các bác sĩ, mình cảm giác nếu một phút mốt có chuyện gì xảy ra thì mọi người có thể giúp đỡ luôn. Vì mọi người biết hết rồi. Em nhớ là 37 tuần em vẫn đi làm. Cả 2 bé em đều đi làm đến ngày cuối cùng, đến khi người ta không cho đi làm nữa thì thôi. 37 tuần, lúc ấy em bắt đầu đau bụng và mặt tái cả đi. Các bác sĩ thì nhìn thấy luôn vì mình đi làm cùng họ, họ hỏi “Mày có làm sao không? có cần gì không?”
My: Lúc đó là em đang ở chỗ làm?
Thu: đấy, theo kiểu hỏi em “Mày có cần đi về nhà không?” xong em có bảo là “Tao đang ở chỗ mà tao cần ở nhất, nếu có chuyện gì thì ở nhà xe nguy hiểm hơn là ở bệnh viện”. Em thấy mình cũng có cái may mắn, có cái không. Là người đang mang thai mà phải làm ở bệnh viện - đây là một chỗ tiếp xúc với rất nhiều nguy cơ, có thể covid hoặc bệnh khác, mình không biết được. Mình không thể bỏ việc đang làm được nên rất khó khăn trở ngại. Đến ngày cuối cùng em nhớ là mẹ em bắt đầu xin được visa để sang bên này để giúp đỡ em khi em mới sinh. Em rất vui sướng vì lần cuối mẹ sang đây thăm em là lúc em còn chưa có con. Thế nên lần này nếu mẹ sang được thì em sẽ có được rất nhiều sự hỗ trợ. Nhiều khi không cần nhiều mà chỉ cần về tâm lý. Mình đi sinh lúc nào cũng muốn có người thân ở bên mình. Em nhớ ở Việt Nam bất kỳ ai họ hàng nhà em mà có em bé thì cả nhà dắt díu nhau đến thăm vì nó là chuyện rất lớn. Em phải tự vượt qua tâm lý và nghĩ mình làm được. Rất khó khăn, mình phải xác định tâm lý là không thể dựa dẫm vào bố mẹ, bố mẹ không phải sang đây với mình, bố mẹ phải ở đây để giúp. Em nhớ là lúc em sinh cả 2 cháu thì ngày thứ 2 em về nhà là em đã tự nấu ăn. Tuần thứ 2 em đã quên mất là em sinh mổ và ra ngoài để xúc tuyết. Bời vì tuyết khắp nơi, nếu không xúc thì ko được. Nếu để lâu sẽ có black ice và nếu dẫm chân lên là sẽ ngã. Lúc ấy không nghĩ những chuyện khác mà chỉ nghĩ là phải ra xúc tuyết.
My: Uhm quên mất
Thu: vâng, những chuyện ấy nghĩ có vẻ đơn giản nhưng thật ra nghĩ lại thì lúc ấy với tâm lý rất khó vượt qua bời vì ở bên này sinh bé xong có những người rất vất vả, họ phải gửi con lúc mà con có mấy tuần tuổi để quay lại đi làm. Vì ở Mỹ không có hỗ trợ như ở Việt Nam đâu. Ở Mỹ nếu làm ở công ty tốt, có chế độ tốt thì sẽ cho bạn nghỉ 3 tháng, nhưng mà chỉ được trả 75% lương trong vòng 2 tuần thôi.
My: Dã man vậy.
Thu: Công ty của em chỉ chi trả cho em 2 tuần lương với 75% 80%. Thế nên nhiều người bên Mỹ sinh xong rồi phải gửi con bé xíu, 3 tuần tuổi là đã phải gửi con ở khắp nơi.
My: Mà gửi con vào dịch vụ rất đắt, mọi người đâu có biết.
Thu: Mà để hold down một công việc bên này rất quan trọng.
My: uhm rất là căng thẳng em nhỉ.
Thu: Vâng, mình không thể bỏ công việc được. Mà không có việc thì không có benefit luôn. Benefit là người ta sẽ chi trả bảo hiểm y tế, những cái khác nữa. Vậy nên nó quan trọng hơn. Nhiều khi mọi người hỏi con bé thế tại sao lại phải gửi, mà thực ra là phải gửi nếu không thì mất việc. Nên rất khó khăn, có 2 bé. Em nhớ là mẹ chồng của em cực kì tốt, mẹ sang nấu cho em một nồi canh rau củ của người Mexico. Có nghĩa là mẹ chồng em làm tất cả những gì mà một người mẹ chồng có thể làm cho con dâu sau khi sinh nhưng kiểu Mexico style.
My: mẹ em còn ở gần, như mẹ chồng chị còn ở xa lắm, mất 2 tiếng đi xe cơ. Nên nếu mà để thì thôi xác định
Thu: Em nhớ là em nhìn nồi canh của bà rất ngon nhưng mà vì vừa mới sinh xong nên mình chỉ muốn ăn cháo thôi.
My: Đúng
Thu: Em nghĩ chuyện sinh đẻ là chuyện khó nhất em làm từ trước đến nay, không chỉ physically mà còn là mentally khó nhất. Bởi vì mình phải đặt rất nhiều tâm trí vào chuyện đó, rồi cơ thể mình thay đổi rất nhiều sau khi sinh 2 cháu. Nhiều khi chuyện mental health ở Việt Nam nó không được…
My: Bởi vì nhiều người chưa biết đến
Thu: Thế nên với bé thứ nhất em bị trầm cảm sau sinh, bời vì nó khó khăn quá. Vì em nghĩ em đặt expectation quá cao. Thế nên khi mình không đạt được thì rất thất vọng. Thế nên sau 7 năm ở đây em thấy em có rất nhiều survivor skills, em phải tự xác nhận với bản thân mình rằng cuộc sống với mình như này là vừa đủ, là tốt đẹp. Những chuyện này xảy ra là điều đương nhiên vì cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng cả. Lúc nào cũng phải có up and down thì nó mới là cuộc sống - đó là chuyện bình thường. Nhiều khi mình phải vượt qua cái down để mình up.
My: Trầm cảm sau sinh nhiều khi không chỉ là hoàn cảnh mà xảy ra đâu. Nhưng cũng là do hóc môn thay đổi nội tiết trong người nữa - đó cũng là một lý do cho trầm cảm sau sinh. Nếu bây giờ mà cho em chọn lại thì có qua Mỹ nữa không?
Thu: Thực ra câu hỏi này lúc nào cũng đi trong tâm can của em. Và 100% 1000% em vẫn sẽ nói với chị là em sẽ vẫn làm những việc mà em đã từng làm. Em sẽ vẫn lại qua Mỹ và em sẽ vẫn lại ở Mỹ. Thực ra thì đi đâu cũng thế thôi, cả kể bạn có ở Hà Nội thì cũng có ty tỷ chuyện mà bạn có thể than được. Khi nói đến chuyện phải ra nước ngoài - thì đúng là rất khó khăn - mình phải rất nghị lực, không thể dựa dẫm vào ai được. Khi mình làm là phải làm, mà chơi thì ra chơi. Lúc nào làm cái gì cũng phải hết mình. Và câu chuyện là khi mình làm hết mình rồi thì cả kể cái chuyện ấy có đạt được hay không thì ít ra mình cũng có thể tự hào là đã làm hết mình. Thế nên làm cái gì cũng phải thế thôi, you do your best, if you can't do your best then ok, complainỞ lại Mỹ không? chắc chắn 1000% em vẫn sẽ ở lại Mỹ. Nước Mỹ nói thế thôi cũng có rất nhiều mặt được của nó. Em thấy cuộc sống của em hiện tại rất yên bình, sau những khó khăn em đã trải qua thì em đã đạt được rất nhiều.Ai cũng sẽ phải trải qua khó khăn, ai cũng sẽ đạt được mốc này mốc kia, tự mình phải vượt qua chứ không thể để ai bảo là “mày phải làm được". Vậy nên qua 7 năm ở đây em cứ đặt ra những mục tiêu, sau đó em sẽ cố gắng sử dụng tất cả những gì em có để có thể đạt được mục tiêu đó. Sau 7 năm thì tất cả những mốc mình đặt ra đều đạt được hết. Dù là với blood and teases những cũng đã đạt được. Em rất thích cuộc sống ở Mỹ. Em có một vài người bạn thân và rất tình cảm, như chị em vậy, cảm tưởng như chị em ruột cũng không tình cảm được hơn. Khi mẹ em ốm thì tất cả bạn bè em - giấu làm đằng sau em mà em không biết - Trước khi em về Mỹ thì đưa cho em 1 cái phong bì, cái card và bảo “đây là một chút tấm lòng của tất cả bọn tao góp lại cho mày, không phải nhiều đâu nhưng hi vọng có thể giúp đỡ mày mua được tấm vé để về thăm nhà". Mọi người biết là mua vé về Việt Nam rất tốn tiền, đến khi em mở ra thì có bao nhiêu chữ ký của tất cả những người làm cùng nói là “I hope you will pass this time". Em thấy cảm động một cách kinh khủng ấy, bởi vì chưa có ai lại làm một việc như thế đối với mình. Thế nên em rất thích cách sống của mọi người ở đây. Những cái đó khó có thể đánh đổi được. Có thể là em rất may mắn là em có cơ hội gặp những người như thế. Cuộc sống của em hiện tại rất yên bình. Không có ai nhảy vào cuộc sống của em và bảo em phải làm thế nào thế kia. Cái điều thứ 2 em thích đó là tự lập - cực kì là khó luôn. Nhưng khi bạn đã làm được thì cảm giác đó rất…
My: Tự do
Thu: Đúng, rất là tự do. Chắc có lẽ cũng là lý do mọi người thích nước Mỹ. Vì mọi người NGHĨ là Mỹ là một đất nước tự do. Nhưng thực ra tự do không phải là thích làm gì thì làm, thích nói gì thì nói, thích đi đâu thì đi. Một khi mình đã tự lập rồi, tự trang trải cuộc sống của mình - đó là cái tự do. Tức là kiểu tự mình Make the life, tự mình gây dựng được rồi - thì đó mới là tự do của bạn. Thế nên em rất rất thích cuộc sống ở đây. Tất nhiên là những cái khó khăn ban đầu gặp phải mình có thể chuyển thành nếp sống của mình thì mình thấy nó cực kỳ bình thường, không có gì khó khăn cả
My: Chị rất tự hào về em. Rất hân hạnh có Thu là một trong những người bạn rất thân của mình.
Thu: Cảm ơn tất cả mọi người, cảm ơn chị My đã mời Thu ngày hôm nay. Ở đây 7 năm rồi nhưng chưa một ai hỏi Thu để cho mình có cơ hội nói lên cuộc sống của mình bao nhiêu năm ở đây. Vậy nên hôm nay được nói ra thế này giống như một cái therapy for yourself. Nên rất cảm ơn chị My, chúc chị My sẽ thành công trong những cái chị đang gây dựng. Chúc chị My có một cuộc sống tốt đẹp như chị My mong muốn.
My:Điều đầu tiên nếu tiêm được vaccine là chị sẽ mua vé máy bay sang gặp em.
Thu: nhớ nhá nhớ nhá!
My: đồng ý luôn, cảm ơn Thu. Chào em và các bạn