Beyond Trada Podcast

Thị trường lao động và môi trường làm việc tại UK

June 11, 2021 Beyondtrada Season 1 Episode 11
Thị trường lao động và môi trường làm việc tại UK
Beyond Trada Podcast
More Info
Beyond Trada Podcast
Thị trường lao động và môi trường làm việc tại UK
Jun 11, 2021 Season 1 Episode 11
Beyondtrada

Vấn đề tìm việc cũng như hiểu về văn hoá công sở vẫn luôn là nỗi băn khoăn của nhiều bạn trẻ khi đi làm. Nỗi khó khăn ấy dường như tăng lên gấp bội khi các bạn trẻ Việt Nam xây dựng sự nghiệp ở một môi trường nước ngoài như U.K hay các nước châu Âu. Hiểu rõ sự khó khăn của các bạn trẻ Việt Nam ở môi trường làm việc nước ngoài, host Trà My và khách mời Lê Vũ, founder của Job Code và SJSH, người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại thị trường Việt Nam và U.K, sẽ chia sẻ kinh nghiệm tìm việc cũng như những kinh nghiệm đi làm trong môi trường công sở ở U.K hay các nước châu Âu.

#VietnameseOversea #Passion #CareerChoice #BeyondTraDaPodcast #JobHunting #Tips #Advice
––––––––––––––––––––––––––––––
Làm quen với bọn mình nhé:
Facebook: https://www.facebook.com/beyondtrada​​​
Instagram: https://www.instagram.com/beyond_tra_...
Website: https://www.beyondtrada.com/​​​

Show Notes Transcript

Vấn đề tìm việc cũng như hiểu về văn hoá công sở vẫn luôn là nỗi băn khoăn của nhiều bạn trẻ khi đi làm. Nỗi khó khăn ấy dường như tăng lên gấp bội khi các bạn trẻ Việt Nam xây dựng sự nghiệp ở một môi trường nước ngoài như U.K hay các nước châu Âu. Hiểu rõ sự khó khăn của các bạn trẻ Việt Nam ở môi trường làm việc nước ngoài, host Trà My và khách mời Lê Vũ, founder của Job Code và SJSH, người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại thị trường Việt Nam và U.K, sẽ chia sẻ kinh nghiệm tìm việc cũng như những kinh nghiệm đi làm trong môi trường công sở ở U.K hay các nước châu Âu.

#VietnameseOversea #Passion #CareerChoice #BeyondTraDaPodcast #JobHunting #Tips #Advice
––––––––––––––––––––––––––––––
Làm quen với bọn mình nhé:
Facebook: https://www.facebook.com/beyondtrada​​​
Instagram: https://www.instagram.com/beyond_tra_...
Website: https://www.beyondtrada.com/​​​

My: Xin chào mừng các bạn đã đến với kênh podcast Beyond Trà Đá của Huyền Lê và Trà My. Hôm nay Trà My tại đầu cầu London đang cùng trò chuyện với bạn Lê Vũ - hiện đang ở tại Nottingham của UK. Bạn là founder của trang Job Code cũng như founder của trang SJSH - trang giúp các bạn trẻ người Việt tìm việc ở UK và ở Châu Âu. Tớ thấy rằng là thời gian qua, trước khi được quen biết với Lê thì trên phương tiện thông tin đại chúng, cậu là một người rất am hiểu về nhiều thứ. Qua thời gian lockdown thì lại thành bạn, mặc dù chưa có cơ hội gặp mặt nhưng bọn mình cũng trò chuyện rất là nhiều. Lý do muốn mời Lê tâm sự ngày hôm nay thì vì Lê đã có rất nhiều kinh nghiệm xin việc và làm việc tại UK, nhiều kinh nghiệm mentor các bạn trẻ Việt Nam. Cảm ơn cậu đã nhận lời tham gia chia sẻ ngày hôm nay. 

Lê Vũ: Cảm ơn Trà My, xin chào các bạn! Xin phép cho mình giải thích một chút là mình có nghề, mình cũng đi làm nữa. Không thì mọi người nghĩ là bạn này chỉ viết blog thôi :) Hiện mình đang làm trong lĩnh vực Tài chính, nó là nghề mà mình đã đi học Đại Học. Thực ra những dự án như SJSH hay Job Code thì là những dự án mới thôi, cách đây một đến 1 năm rưỡi, nó xuất phát từ niềm vui muốn support các bạn tìm việc. Có lẽ vì ngày xưa khi mình tìm việc, cái trải nghiệm nó rất vất vả và có rất nhiều lúc mình nghĩ là mình sẽ không làm được. Cho đến khi làm được rồi thì mình nghĩ là “Nếu mình làm được thì chắc các bạn khác cũng làm được thôi. Vì mình không giỏi gì đâu!” Vậy nên mình muốn chia sẻ những kinh nghiệm của mình cho các em khác thôi. 

My: Cảm ơn cậu! Thực ra sau khi nói chuyện mới biết là công ty Lê đang làm lại chính là khách hàng của công ty tớ. 

Lê ơi cậu đã làm việc ở Việt Nam, đã giảng dạy ở trường British University. Cậu có một năm về Việt Nam làm việc, cậu đã làm việc rất nhiều năm ở UK. Khi chưa bao giờ làm việc ở nước ngoài thì có rất nhiều bạn trẻ băn khoăn về việc làm việc ở môi trường nước ngoài sẽ thế nào. Các cách quản lý các sếp ở nước ngoài khác với ở Việt Nam ra sao. Vậy cậu có thể chia sẻ thêm những sự khác biệt này không?

Lê: Thật sự là mình thấy khác, mặc dù trải nghiệm của mình làm việc tại Việt Nam chỉ có một năm thôi. Nhưng sau một thời gian làm việc ở Anh tớ nghĩ là đủ để chỉ ra sự khác biệt. Vì khi làm ở Anh tớ đã làm từ công ty nhỏ đến công ty lớn tầm tập đoàn đa quốc gia. Hoặc tớ cũng đã từng làm công ty startup từ growing phase đến những công ty đang ở giai đoạn trưởng thành rồi. Tớ cũng đã làm cả non-profit và profit rồi. Có thấy sự khác biệt.

Trước khi trả lời câu hỏi của My về sự khác biệt trong cách quản lý. Có một vấn đề là: khi đi làm ở Anh và bạn có ý định làm giàu thì nhiều khi nó là sự lựa chọn của cá nhân. Vì thật sự nếu so sánh giữa Việt Nam và Anh thì từ thu nhập của các bạn, trừ thuế và chi phí tối thiểu thì cái chi phí tối thiểu ở Anh nó nhỏ hơn so với ở Việt Nam. Tó không có con số chính xác nhưng có thể nói là nếu như chi phí tối thiểu ở Việt Nam là từ 30 - 50% thì ở Anh chỉ là 10 - 15%. Đấy là tớ ví dụ như thế. Vậy nên mới có câu chuyện là nếu bạn muốn kiếm được nhiều tiền thì đó là lựa chọn giữa: lựa chọn đạt phát triển sự nghiệp lên trên các vấn đề khác. Ví dụ các bạn trẻ hay đặt phát triển sự nghiệp lên trên chăm sóc sức khỏe. Hoặc đến một giai đoạn mà một số người đặt phát triển sự nghiệp lên trước gia đình hoặc ngược lại. Thì ý của tớ nó là sự lựa chọn, từ đó phát sinh tiếp vấn đề là quay trở lại việc đi làm.

Ở Việt Nam việc làm việc OT là việc hiển nhiên trong tất cả các ngành nghề. Nhưng ở Anh - tất nhiên vẫn có nhiều ngành nổi tiếng là sẽ phải làm OT như là ngân hàng, luật là 2 ngành nổi tiếng xấu là đã làm ngành này thì sẽ phải làm OT rất nhiều nhưng tất nhiên nó cũng là sự lựa chọn vì thu nhập trong ngành này rất cao. 

Cái thứ 2 là một số công ty có tiếng là đã đi làm thì phải làm OT nhiều và không được trả lương. Ví dụ trong ngành của tớ là Tài chính kế toán thì nổi tiếng là các bạn trong ngành phải làm hoặc nhân đầu quân cho những công ty cung cấp dịch vụ kế toán như Big 4, nhất là những năm đầu rất vất vả vì các bạn phải hy sinh cuộc sống cá nhân vì công việc. Nhưng tớ muốn nhấn mạnh là đó là sự lựa chọn của cá nhân chứ không phải cứ đi làm ở đây là phải như vậy 

Tớ thấy đấy là sự khác biệt lớn nhất. Tức là các bạn nghĩ rằng đã đi làm và muốn thành đạt thì phải hy sinh cuộc sống cá nhân, gia đình nhưng theo tớ thì không hẳn, nó là sự lựa chọn thôi. Đương nhiên nếu các bạn lựa chọn muốn thăng tiến, muốn kiếm được nhiều tiền thì phải chấp nhận. Deliver above and beyond 

My: Đạt được hiệu quả trên sự mong đợi của mọi người, đúng không?

Lê: Đúng rồi! Đấy là sự khác biệt lớn nhất giữa Anh và Việt Nam.

Một sự khác biệt nữa là vài năm trở lại đây tớ nhận thấy đó là ngành quản trị nhân sự ở Việt Nam rất phát triển rồi, nếu như ngày xưa thì

HR là một phần tách ra của bộ phận Hành chính nhưng bây giờ tớ thấy nó là một bộ phận rất quan trọng của một công ty. Ở Việt Nam hiện tại tớ cũng đã thấy rất nhiều anh, chị làm HRBP. Nhưng ở Anh thì vị trí này rất phổ biến. Không biết My có quen thuộc với cái term hay các anh, chị làm trong vị trí này không HRBP.

My: Thực ra tớ nghĩ do công ty tớ nó structure hơi khác nên nếu là một công ty lớn đa quốc gia thì sẽ có HRBP, có lẽ là trong công ty mẹ của công ty tớ - có khoảng 20 công ty con thì họ có nhưng mình không nhìn thấy. Còn đến các công ty con thì có khoảng 3 người làm HR. Thế nên tớ chưa nhìn thấy. 

Lê: Tớ nghĩ thực ra tùy từng công ty thôi, như công ty trước của tớ thì vai trò của HRBP rõ ràng hơn ở công ty hiện tại. Tuy tớ không làm trong ngành tuyển dụng nhưng tớ đã có cơ hội làm việc với những người ở vị trí HRBP tớ thấy rằng họ sẽ làm việc với 1 người sếp, hỗ người sếp này làm việc với nhân viên để quản lý tốt hơn. Từ những vấn đề như tuyển dụng, performance review, hoặc một nhân viên có năng lực nhưng trong giai đoạn này cái hiệu quả làm việc không được như mong đợi. Thì những trường hợp này cũng sẽ được trao đổi với HRBP trước để đưa ra những lời khuyên. Giả sử bạn nhân viên đó muốn lên chức nhưng Sếp sẽ hỏi là mình có cách nào để tạo một role mới cho bạn ấy lên được không? Hoặc nếu không thì làm thế nào để giữ được bạn nhân sự này ở lại công ty. Vậy nên tớ thấy vai trò của HRBP ở trong quản trị nhân sự ở Anh rất rõ rệt. Ở công ty cũ của tớ họ phân ra, một người này chỉ làm việc với Tài chính, một người khác chỉ làm việc với Supply Chain. Tức là họ chỉ chuyên trách một bộ phận để thực sự hiểu, cả về tuyển dụng hay đến vấn đề là cùng sếp tạo ra lộ trình cho nhân viên như thế nào, thì đó cũng là cách họ motivate nhân viên. 

Có lẽ vì trải nghiệm của tớ từ trước đến giờ đều là sếp chuyên môn, tức là nhân viên cũng đã được chuyên môn hóa, các sếp sẽ phải làm thế nào để khiến các bạn ấy gắn bó với công ty. Nếu cậu để ý thì tất cả những bạn có năng lực đều nhìn tất cả các vị trí như là stepping stone. Làm ở vị trí này một thời gian, đã học được hết, đã thấy thỏa mãn rồi thì rất nhanh các bạn ấy sẽ muốn nhảy ra những vị trí khác, lương cao hơn và làm được nhiều thứ hơn. Thì các sếp sẽ phải chuẩn bị những thứ đó, tạo ra một lộ trình trong phòng ban để nhân viên có thể nhìn rõ và cố gắng hơn. Tớ thấy cái này rất hay. 

My: Ở công ty tớ hiện nay thì vị trí HRBP là HR Director luôn, là cùng một người. Ví dụ vị trí của tớ đang làm khi phỏng vấn vào là không có công ty. Sau các vòng phỏng vấn và được các sếp thích thì sếp cuối cùng là anh VP ở bộ phận của tớ anh ấy discuss với HR Director và tạo ra vị trí này cho tớ. 

Lê: Đó, rất may cho cậu

My: Khi tớ vào trao đổi với chị HR Director thì cũng bảo luôn là “Em chưa làm vị trí này bao giờ” thì chị ấy có nói luôn là đây là “vị trí đầu tiên thì mọi người cũng rất trông đợi, sau khi tuyển mày vào thì hi vọng sẽ có nhiều người như mày hơn” 

Còn về lộ trình thăng tiến thì bọn tớ làm theo cách là: Đầu năm mình có một hệ thống set goal và đặt mong muốn của mình, sẽ có review theo quý để xem lại những mục tiêu này và đưa lên cấp cao hơn để review. Bonus, thưởng cũng sẽ theo cái review đó

Lê: Chính xác! Đấy cũng là cái mà tớ cảm thấy rất thích trong vấn đề quản trị nhân sự tại các nước đã phát triển rồi. Nhưng My là đang làm việc trong công ty lớn, chứ các công ty nhỏ họ không có điều kiện để làm những cái structure rõ như thế đâu. Vì bản thân tớ đã từng làm ở các công ty nhỏ rồi, chỉ có các công ty lớn mới có điều kiện để đầu tư hơn về vấn đề quản trị nhân sự

Có một cái rất hay là Performance Review, nó đưa ra một cái rất cụ thể rằng công ty đang cần những cái như này, sếp muốn bạn làm việc này để nhân viên biết rõ. Trong tài chính chúng tớ có một câu là: “What is measured can be done” 

My: Đúng rồi, nó là smart goal. 

Lê: Đại ý câu này là chỉ có những cái gì được measure thì mới được làm. Trong vấn đề quản trị nhân sự và sếp nói rằng “Bây giờ tôi muốn bạn làm những gì và làm thế nào” Thì nó cũng giúp nhân viên hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. Tớ cũng có trao đổi với các em mà trong thời gian về Việt Nam thực tập chẳng hạn, vì năm vừa rồi rất khó cho các em thực tập ở Châu Âu. Nhiều em thấy rất là bối rối, nhất là vài năm trở lại đây có trào lưu về thực tập tại các công ty startup. Công ty startup có rất nhiều cái để các em học hỏi, nhưng về vấn đề nhân sự thì nó hơi mess up một chút, cũng đúng thôi vì nó là công ty nhỏ mà. Cũng hay phải nói với các em là phải liên tục trao đổi với các sếp. 

My: Đang nói về công việc measurable, khi sếp tớ giao việc, tạo KPI cho tớ thì việc của em làm như thế này, tạo báo cáo đúng giờ, đúng con số và cũng như anh ấy nói sẽ dò xem có vấn đề gì không, nếu không có vấn đề gì thì tức là mày làm tốt và được thưởng, vậy thôi.

Perfectionist is invisible  

Lê: Uhm cũng có một em hỏi tớ là “Như thế nào được gọi là hoàn hảo?” Thì tớ cũng có giải thích là “Hoàn hảo là invisibility” không có vấn đề gì nữa là hoàn hảo.

My: Đúng rồi. Và làm được như thế rất áp lực, vì mình phải rất kỹ càng. Chỉ có một vấn đề thôi là bị mất thưởng luôn

Lê: Có một điều mà tớ thấy rất khó để làm một người quản lý giỏi đó là: Giữ một người giỏi ở trong team không hề dễ. Ví dụ như ở Anh, một người làm cho công ty này 10 năm thì người ta sẽ nói rằng “Ồ công ty này chắc chắn phải là một công ty rất tốt” Rất ít người sẽ nói là “Anh này rất trung thành với công ty” mà mọi người sẽ nghĩ đây đây là một công ty đãi ngộ nhân viên tốt.

Lại nói về vấn đề tìm job, nước Anh là một trong những nước có hệ thống Recruitment Agency mạnh nhất tại Châu Âu, tớ có nói chuyện với những bạn làm recruiter ở Đức hay Hà Lan thì các bạn cũng nói là “Ui ở bên các bạn không phát triển như vậy” khi các bạn nhận được điện thoại của recruiter từ Anh thì phải công nhận rằng họ rất aggressive trong vấn đề place một người trong một công ty. Vậy nên RA nó giống như chất bôi trơn cho một bộ máy vận hành thật là mạnh mẽ. Cho nên khi tìm job ở Anh thì dễ hơn so với ở các nước Châu Âu. 
My: Tớ cũng thấy như vậy, ngày xưa mình thấy khó là bởi vì không biết. Còn bây giờ biết rồi thì rất dễ.

Thế còn về working culture thì cậu thấy thế nào?

Lê: Thực ra cái này tùy thuộc nhiều vào mỗi công ty, người sếp sẽ là người quyết định xem work culture như thế nào. Nhưng có một cái tớ cần nói đến, trong các công ty ở Anh họ có điều kiện để tập trung nhiều vào work culture so với ở Việt Nam mình. Chẳng hạn công ty cũ của tớ, nó là công ty lớn và tớ làm tại headquarter nên có để ý, riêng bộ phận nhân sự là general HR thì có bộ phận khác gọi là Internal Communication - chỉ làm một nhiệm vụ là dòng thông tin trong công ty chảy thật suôn để mọi người trong công ty biết mình đang hướng đến cái gì. Ngoài ra có một bộ phận khác chỉ làm về Learning & Development - tạo ra những training course cho công ty. Ví dụ tớ ở phòng Tài chính và muốn học thêm một khóa chuyên sâu lập báo cáo tài chính sử dụng phần mềm cụ thể thì phòng đó sẽ mời đúng những trainer về để dạy cho chúng tớ. Thật sự budget cho các làm những intangible assets như work culture, internal communication lớn hơn rất nhiều so với ở Việt Nam. 


My: Đúng là khi lập cái startup của mình thì cũng có nói về việc muốn lập work culture sao cho mạnh mẽ. Thật ra đi làm trong các công ty, toàn cầu cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ, thì các định nghĩa về work culture là gì đều rất mơ hồ. Mọi người đều muốn tuyển người phù hợp với văn hóa công ty, nhưng chính xác văn hóa công ty là gì thì rất mơ hồ. Đến khi mà tớ trải nghiệm được quá trình tuyển dụng từ công ty của tớ. Ngay từ vòng phỏng vấn họ đã gửi cho mình một bài test về Personal Insight - bài test về tính cách, người ta đọc rất kỹ về bài test này. Người ta sẽ xem xét đến tính cách của mình, nếu đặt mình vào môi trường làm việc của họ thì có phù hợp không. Người ta thay vì lựa chọn một ngôi sao sáng nhưng không phù hợp với work culture của họ mà người ta chỉ chọn những người bình thường mà phù hợp. Cái này sếp tổng của tớ cũng đã nói rõ trước toàn thể nhân viên, chọn 1 ngôi sao bình thường thôi nhưng chạy êm với toàn bộ team. Trong cả cuộc phỏng vấn họ sẽ xem cách mình nói năng, xử lý ra sao, họ đều cân đo đong đếm rất rõ ràng, họ không chỉ tuyển một người rất giỏi vào để sau này phá hết văn hóa làm việc của team. Tớ học được là ở bên này người ta thực sự muốn xây dựng một văn hóa doanh nghiệp như thế và được xây dựng một cách bền vững. 

Không biết công ty của cậu thế nào, nhưng cái này nhìn thấy được luôn khi cái pandemic này nó hít. Khi mọi người không nhìn thấy mặt nhau và nắm tay nhau để đi qua giông bão ấy. Thì mình mới thấy là làm việc với những người đồng nghiệp dễ thương, dù chỉ được nhìn qua zoom thôi nhưng tạo ra một cộng đồng mà mọi người đẩy nhau lên. Tớ vô cùng cảm ơn khi bản thân được làm cùng với một tập thể như vậy 

Lê: Cái đấy tớ hoàn toàn đồng ý. Tớ có nghe được một anh - chết là quên xừ tên anh ấy rồi - anh ấy là một guest speaker rất nổi tiếng người Anh, chuyên nói về leadership, anh ấy có câu như thế này: “Trước đến giờ có nhiều công ty khi họ đều measure performance của một người nhân viên chỉ trên work performance. Nó miss rất nhiều thứ. Khi cậu đến một tập thể và hỏi bất kỳ ai đó: “Ai là người bạn có thể tin tưởng, và không thể tin tưởng?” Hầu như mọi người đều khoanh vào 1 người có thể tin tưởng và một người không thể. Nhưng hãy tưởng tượng performance của một người mà chỉ dựa vào năng lực đi làm của anh ta mà không dựa vào sự tin tưởng thì khả năng cao người được đặt vào vị trí cao hơn, quản lý sẽ là người có high performance nhưng low trust.

Đấy là worst case scenario, trường hợp như cậu vừa nói, là một ngôi sao sáng nhưng có thể làm những người khác dập luôn, không sáng được nữa. Nó sẽ tạo ra một toxic environment, vậy nên người được tuyển vào có hợp với văn hóa của công ty không là rất quan trọng. Tớ ví dụ một người với phong cách làm việc aggressive mà vào công ty mà mọi người rất nhẹ nhàng, họ promote những giá trị khác thì họ sẽ

cảm thấy khó hòa nhập với anh ta. Chính vì thế mà đúng như cậu nói, mỗi team có một văn hóa riêng, và mỗi nghề cũng có một văn hóa nữa. Ví dụ như tớ biết là tớ là người đi build ước mơ cho người khác thay vì làm chủ chẳng hạn, tớ biết culture của tớ như nào.

My: Sản phẩm của bọn tớ là các team làm việc với nhau phải hand-in-hand. Team Sales phải làm với team account management, rồi team AM phải làm việc với team engineering… những con người này không hoàn toàn giống nhau, một anh sales nói nhiều, năng nổ, một anh intergration thì introvert. Vậy để làm sao mà một job của bọn tớ chạy smoothly, một khách hàng cần 10 team như thế. Vậy nên cái working culture của bọn tớ cực kỳ quan trọng là như vậy. 

Năm nay bọn tớ có cái kiểu, mỗi 1 người làm trên một account.Ví dụ như tớ làm với cậu về finance, có phần chia sẻ Personal Insight - cái bản tìm hiểu cho Lê bản PI đó và chỉ ra đây là cách tớ làm việc, đây là điểm mạnh điểm yếu của tớ. Xong Lê đọc thì sẽ nhận thấy là “À cô này không có eyes for detail” Thế là mình sẽ biết là làm việc với cô này phải double check chẳng hạn, hoặc tha thứ hơn một chút. Đấy là cách chúng tớ build up our working culture. Có một cái nữa là cứ mỗi 1 quý hoặc 6 tháng một lần - cái này nguy hiểm cực kỳ - sẽ đưa ra một bản survey. Tức là Trà My sẽ có một bản survey được sếp gửi ra cho tất cả những người và bộ phận mà Trà My đã và đang làm việc. Mọi người sẽ đưa ra những phản hồi, dấu danh. Nó hiện ra luôn có hợp với working culture hay không. Đấy là cách bọn tớ review lẫn nhau. 

Cái này tớ thấy là rất đáng giá.
My: Moving on sang câu hỏi tiếp theo. Như Lê chia sẻ từ trước là thành lập Job Code hay SJSH là một mong muốn giúp các bạn trẻ tìm được việc như Lê. Vậy trong khoảng thời gian thành lập là khoảng 1 năm nay, thì sự thay đổi của bọn cậu thế nào? Cái progression của project này ra sao?

Lê: Thực ra khi bắt đầu là một cộng động trên Facebook. Nhưng ban đầu để mọi người cùng join vào thì khó lắm cậu. Nói với mọi người là: “Ok các em bây giờ join vào group này thì sẽ học được cách tìm việc ở nước ngoài” thì các bạn tham gia rất nhiều. Nhưng có lẽ nỗi sợ của các bạn lúc ấy còn rất cao nên các bạn chỉ vào quan sát và đọc tin thôi. Thậm chí đến bây giờ mới có bạn khi đã xin được việc rồi mới nhắn tin là: “Chị ơi em xin được job rồi” Thực tế là tớ chưa bao giờ nói chuyện với em này hay có một buổi ngồi lại nói chuyện với em ấy về việc viết CV hay chuẩn bị phỏng vấn. Chỉ khi bạn ấy xin được job rồi thì mới nhắn: “Chị ơi em xin được job rồi, cảm ơn Chị vì từ trước đến giờ em toàn đọc chia sẻ của chị nên em mới biết cách xin việc thế nào”. Trước khi tớ mở group ra, thì có rất nhiều bạn sang Anh rồi thì mới thích và nghĩ đến việc tìm công việc để ở lại. Nhưng đến khi các bạn tỏ ý muốn tìm việc thì ai cũng bảo: “Khó lắm không làm được đâu”. Đến lúc các em ấy ngượng và nói: “Em đang xin việc để ở lại, nhưng em chỉ thử sức thôi, nếu có cơ hội thì em sẽ ở lại còn nếu không thì thôi” vậy nên cái khao khát nó không mãnh liệt, hoặc có thể bên trong có khao khát đấy nhưng không dám thể hiện ra. Ở Việt Nam còn có câu: Nói trước bước không qua nữa. Cái câu này làm cho rất nhiều bạn không dám nói ra cái khát khao của mình là các bạn thật sự muốn cái gì. Tớ nghĩ có lẽ là khác biệt về văn hóa nữa. Như tớ với cậu nói về vấn đề làm việc ở Anh cũng vậy, khi mà ở đây thì mình sẽ nói: “Từ nay đến cuối năm mình sẽ làm được những gì, viết ra và mình work toward cái goal đấy, làm việc cùng sếp hay các bạn đồng nghiệp khác để đạt được” Ở Việt Nam cái văn hóa “Nói trước bước không qua” làm các bạn ngại không muốn nói ra. Đó là những buổi đầu khi mới thành lập SJSH, còn bây giờ thì các bạn không còn ngượng khi thể hiện ra là các bạn muốn xin việc ở đây. Các bạn cũng đã biết celebrate small success cũng như khi vừa mới qua được vòng CV thì cũng chia sẻ cho các bạn khác là mình làm thế nào, đến đi phỏng vấn, thậm chí đi phỏng vấn bị fail các bạn cũng viết lại để chia sẻ cho các bạn khác mà mình đã làm sai ở những chỗ nào. Celebrate small wins hoặc self-reflect những cái mình đã làm sai là những điều rất hay. Tớ cảm thấy cái không khí nó cũng khác, cái niềm tin của các bạn về việc xin việc nó cũng khác.

My: Bình thường tớ không tham gia vào các group facebook đâu, vì tớ không có nhiều thời gian và cũng hơi negative vibe. Lúc em Như chia sẻ nhóm của cậu và tớ vào theo dõi thì đến bây giờ. Vì công việc làm podcast của tớ nên tớ cũng sang những nhóm khác, một số đã thấy người ta refer. Tức là tớ cảm thấy thành công nếu như có một người refer mình/công việc của mình cho một người khác. “À tìm việc ở UK ở nước ngoài thì vào nhóm này này” Thì tớ đã thấy các bạn ấy refer nhóm của cậu. Nó là một sự thành công nhất định đúng không? Chúc mừng cậu!

Lê: Cảm ơn cậu.
My: Cậu đã có kinh nghiệm mentor nhiều bạn sinh viên rồi, và cũng có khá nhiều bạn xin được việc rồi. Thì cậu thấy có cái công thức chung nào không? Để thành công xin được việc ở nước ngoài.

Lê: Tớ thấy có một vài điểm mà các bạn hay mắc phải. Có nghĩa là nếu vượt qua những cái này các bạn sẽ xin được việc. Cái đầu tiên - cái này nói ra sợ không ai thích nghe đâu nhưng tớ phải nói - cái đầu tiên là các bạn phải có motivation, phải thật sự là muốn. Khi tớ chọn một bạn mentee thì tớ sẽ hỏi: “Tại sao em lại muốn tìm việc ở Châu Âu?” Tớ hiểu là sẽ có rất nhiều lý do như là: vì các bạn nghĩ là nếu làm ở đây thì sự nghiệp sẽ phát triển hơn. Tớ sẽ challenge lại và nói là: “Không em về Việt Nam em còn kiếm được job tốt hơn” hoặc “Không em về Việt Nam em còn kiếm được nhiều tiền hơn” hoặc nếu các bạn bảo muốn ở đây vì cuộc sống ở đây phát triển hơn ở Việt Nam thì tớ cũng sẽ hỏi: nói thẳng ra khi về Việt Nam các bạn đã thuộc về tầng lớp Upper Middle Class chứ không phải là Middle Class. Còn nếu ở đây thì các bạn sẽ phải làm việc rất chăm chỉ để get được same level ở trong xã hội này. Chưa chắc các bạn đã cảm thấy ở đây phát triển hơn. Tớ phải challenge các em rất nhiều để các em có thể nhìn thấy motivation lớn hơn của các em. Vì sao lại cần phải như vậy vì trong quá trình tìm việc ở đây chắc chắn sẽ có những thất bại, có những bạn sẽ chỉ thất bại vài lần thôi, có những bạn rất lâu sau. Bản thân tớ có một người bạn là người Anh học cùng Đại học với tớ,  bạn ấy tốt nghiệp first class mà bạn ấy tốn 18 tháng đến tận 1 năm rưỡi mới xin được việc và bạn ấy chưa phải là người mất nhiều thời gian nhất. Những người mà 6 tháng đến 1 năm, mãi không tìm được việc thì không nói, nhưng bản thân tớ đã từng nghe một bạn bền bỉ 3 năm để xin giúp trong ngành kỹ sư. Mà bạn ấy cũng là người Anh. Với lần đầu tiên xin việc thì nó rất khó. Khi khó khăn ập đến mà motivation trong bạn không đủ lớn, thì lúc đó trong đầu bạn tất cả những câu hỏi tớ hỏi lại các bạn trước đó sẽ hiện ra. Ở đây kiếm tiền tốt thì về Việt Nam kiếm tiền cũng tốt, tội gì thì phải ở đây. Đấy là lý do mà các bạn phải làm rõ motivation của mình, vì khi gặp khó khăn các bạn sẽ tự thuyết phục chính mình là đi về, bỏ cuộc. Vấn đề đầu tiên là các bạn phải thật sự quyết tâm. 

My: Thật quyết tâm, thế yếu tố còn lại có phải là: người bản địa họ xin việc dễ hơn vì họ nói tiếng Anh trôi chảy hơn mình? Hoặc là họ học kiến thức nhiều hơn mình không? 

Le: Rất nhiều bạn nghĩ như vậy. Về mặt kiến thức, rất nhiều bạn sang đây là đi du học, thậm chí dân Châu Á hay các bạn Việt Nam còn học lên đến Thạc sĩ, thì nếu nói về kiến thức thì có khi còn cao hơn. Còn về ngôn ngữ thì đúng là khi các bạn là người Anh gốc thì các bạn sẽ có lợi thế trong vấn đề phỏng vấn, vì rõ ràng khi là ngôn ngữ mẹ đẻ thì các bạn sẽ có lợi thế hơn nhưng nó không lớn đến mức đây. Cho phép tớ giải thích hơi dài dòng chút, là ở xã hội Anh và Châu Âu thì có vấn đề là Giai cấp xã hội. Có những người thuộc middle class hoặc upper middle class hoặc họ có xuất phát điểm từ gia đình bố là giảng viên đại học và mẹ là bác sĩ, ví dụ thế chẳng hạn thì họ sẽ upper middle class. Còn đối với các gia đình là working class, họ quyết tâm đi học Đại học, work their way through để trở thành middle class hay upper middle class hoặc có những người dưới cả working class, ví dụ họ là những người sinh ra trong gia đình bố mẹ là người ăn trợ cấp xã hội cả đời, là dưới cả working class. Thế thì nó mới ra một vấn đề về gia cấp xã hội trong quá trình tìm việc. Một số việc rất relax trong vấn đề background của người đi xin việc, ví dụ nghề IT nó rất là nghề hoàn toàn không có dresscode, bạn mặc thế nào cũng được, đến văn hoá trong công ty cũng rất thoải mái. Kể cả bạn tốt nghiệp computer science ở một trường top hay tự học thì nó đều là năng lực của bạn và không quan tâm đến bạn học nghề gì. Đối với những nghề được coi là già cỗi, có lịch sử lâu dài và người ta để ý rất nhiều đến những yếu tố khác như nghề Tài chính. Nếu My để ý thì các bạn học bên Tài chính rất để ý đến rank của trường cao hay thấp, không phải là không có lý do đâu. Những bạn học trường rank cao thì khi ra các bạn ấy sẽ được nhận vào những công ty có tiếng và lương các bạn ấy cũng sẽ cao hơn. 

Bây giờ tớ sẽ quay lại với những social classes mà tớ vừa nói, có những nghề sẽ đi kèm với class luôn như là nghề luật, bác sĩ, giảng viên Đại học, những người làm Finance, làm ngân hàng. Nhưng nếu bạn xuất phát điểm là working class hoặc dưới đó, khi nói có accent nặng, người Anh học có thể nghe ra ngay là người này là upper class hoặc working class. Ví dụ các bạn đi học ở private school, cái cách nói của các bạn ấy cũng khác. 

My: Cách nhả chữ nó đã khác rồi!

Lê: Chính xác! Như lúc nãy mình cũng đã nói về vấn đề khi tuyển dụng họ sẽ xem người này có hợp với văn hoá công ty hay không. Thì cũng có những công ty sẽ để ý đến giai cấp cơ. Trong quá trình phỏng vấn, có khi unconscious người ta quyết định muốn tuyển bạn này bởi vì bạn ấy hợp hơn.

My: Bởi vì người ta thường hay thích những người giống mình mà.

Lê: Chính xác. Thậm chí ngày xưa có một em nhắn tin hỏi tớ là: “Chị ơi em đang điền form tuyển dụng của một công ty, họ hỏi là bạn có phải thế hệ đầu tiên trong gia đình đi học Đại học hay không?” thì tớ cũng phải giải thích với em ấy là nếu như em không là thế hệ đầu tiên đi học Đại học nghĩa là người upbringing của em rất tốt trong mắt người Anh, học scan đến cả mức độ như vậy. 

My: Dã man nhỉ, nó cũng hơi quá và GDPR 

Lê: Có thể bạn ấy vào thì bạn ấy không cảm thấy phù hợp đâu, sẽ thấy không hợp luôn. Thà như đối với chúng ta, là người nước ngoài có access là người nước ngoài thì cái phân biệt class đấy là hoàn toàn không có. Vậy nên nếu bạn là người Anh nhưng lại không thuộc class mà công ty đó tuyển thì rõ ràng là người bản địa không phải là thế mạnh của bạn đâu. 

My: Hiểu rồi, có lẽ vì chúng tớ làm trong ngành media nên đi làm không có dress code, sếp đến cũng chỉ mặc áo phông quần đùi, nói chuyện với nhau banter rất thoải mái. Vì bọn tớ nghiêng về Technical, nó có một chút agency, media và technical pha với nhau nên có khá relax trong việc đồng nghiệp với nhau. Tớ cũng may mắn vì nếu đặt mình vào một môi trường high-class quá tớ cũng cảm thấy không phù hợp. 

Lê: Nhiều khi tớ không nghĩ rằng do người ta quá bảo thủ và cố giữ hình ảnh đó đâu, nhưng vì nó liên quan đến brand image của cái nghề đó rồi. Tớ lấy ví dụ, nếu cậu mở công ty riêng và đi nói chuyện với một banker để apply vào một business loan. Nếu bạn banker này trông rough quá thì cậu cũng không có niềm tin là bạn này thực sự là người làm tài chính thật. Tớ không biết giải thích vậy có đúng không nhưng ý của tớ là: bản thân ngành Tài chính, nhất là về ngân hàng, họ đã tạo ra một cái brand imagine của ngành đấy như vậy rồi.

My: Uhm tớ hiểu, giống như bạn tớ ngày xưa làm Luật sư mà ngày nóng 40 độ đi làm dù không có điều hoà nhưng vẫn phải mặc suit. Nó là đặc điểm của ngành nghề như vậy. 

Vậy đối với các bạn Việt Nam những yếu tố giúp các bạn xin việc được ở đây thì yêu tố thứ nhất là motivation - động lực cho bản thân. Thứ 2, đôi khi background của mình không quá quan trọng mà cái khả năng của mình như nào và sự khôn ngoan trong cách tìm việc. 

Lê: Đúng rồi, từ mà tớ muốn dùng là Kỹ năng xin việc - Job Hunt skill. Thực ra, đến khi đi làm rồi thì mình mới thấy cái năng lực kiếm tiền không liên quan đến năng lực làm việc. Năng lực kiếm tiền nó đi song hành cùng job hunt skill, trong job hunt skill có năng lực negotiate. Có rất nhiều người làm rất giỏi, cống hiến rất nhiều nhưng lương không bằng một bạn cùng level cùng team chỉ vị họ có khả năng negotiate. 

44:00

Lê: Tớ có được 1 em chia sẻ, trước cô ấy có làm ở Mỹ và bây giờ chuyển sang Anh làm, thì cô ấy nói: “ Đương nhiên công ty không public lương nhưng khi mọi người nói chuyện với nhau thì rất thoải mái chia sẻ là lương bao nhiêu. Và ai mà biết lương đồng nghiệp mình cao hơn thì sẽ đi gặp sếp ngay” Khi bạn ấy sang Anh và cảm thấy câu hỏi: “Lương bạn bao nhiêu?” là phải thân lắm mới hỏi câu đó, còn không thì mọi người cũng rất kín kẽ trong việc này. Bản thân tớ cũng thấy ở Anh để biết lương của đồng nghiệp rất khó, và dù có biết lương của một người thì cũng không đủ để đánh giá lương của cả ngành này. Cá nhân tớ hay nói chuyện với những bạn làm về tuyển dụng để hỏi: “Anh thấy tầm em thì kiếm được bao nhiêu?”  

My: Tớ có một số đồng nghiệp làm việc với nhau lâu rồi và đến hiện tại không biết họ lương hay commission bao nhiêu. Nó là off-topic rồi. 

Lê: Nên là các bạn đang nghe podcast này và làm việc ở Anh thì nhớ là đừng đi hỏi lương người khác bao nhiêu như ở Việt Nam và ở Mỹ nhé.

My: Như ở Việt Nam vừa ra đến đầu ngõ mấy bác uống trà đá đã hỏi: “Con này mày lương bao nhiêu tiền một tháng?”.
My: Bây giờ tớ được biết là cậu có em gái cũng đang rất thành công ở London, 2 chị em tớ thấy ấn tượng là 2 chị em gái rất thông minh nhưng theo một cách riêng của mình. Geeky có, kiểu ngành của các cậu tớ nghĩ nó phải như vậy

Có 2 người con gái, bố mẹ cho đi học và cả 2 ở đây hết rồi. Thì bố mẹcậu có muốn các con về không? Nếu bây giờ phải chọn về VN hay ở lại Anh thì cậu chọn gì?

Lê: À bố mẹ tớ thì rất nhớ và thích các con về. Nhưng mà thực ra khá thú vị khi My hỏi thế. Vì từ trước đến giờ tớ chưa bao giờ nghĩ rằng: vì bố mẹ muốn tớ về thì tớ sẽ về. Mà tớ đã như này rồi thì em gái tớ còn ở level cao hơn. Em ấy là một cô gái luôn biết chăm lo đến hạnh phúc của cá nhân đầu tiên. Rồi mới đến hạnh phúc của những người xung quanh. Rất cảm ơn bố mẹ vì đã nuôi con lớn lên mà biết đặt hạnh phúc của mình lên hàng đầu. Thực ra tớ cũng rất thích nếu có thể có cơ hội phát triển sự nghiệp ở Việt Nam, nhưng có lẽ trong giai đoạn này tớ đang muốn tập trung phát triển sự nghiệp ở Anh.

My: Sau 12 năm ở Anh thì cậu cảm thấy sự khác biệt, lớn lên so với một Lê Vũ nếu sinh sống và lớn lên tại Hà Nội?

Lê: Tớ nghĩ chắc chắn có rất nhiều cái khác. Cái thứ nhất tớ thấy mình khác từ khi sang Anh là quan điểm về Nữ tính. Tớ cảm thấy idea về feminan ở Anh nó được mở rộng hơn rất nhiều rồi. Một cô gái tóc ngắn hay cạo trọc đi nữa cũng không ai bảo cô ấy là không nữ tính. Ý của tớ là có rất nhiều hình ảnh nó là biểu tượng của nữ tính: mái tóc dài, mặc váy nhìn bao giờ cũng nữ tính hơn một cô gái mặc đồ thể thao. Nhưng dù là gì đi nữa, tớ vẫn cảm thấy người phụ nữ ở Anh có thể explore rất nhiều và không có ai bảo họ là không nữ tính cả. Tớ cũng rất thích một cô gái giỏi nấu ăn, làm việc nhà nhưng tớ đã thử và không làm được. Nhưng chưa bao giờ cảm thấy mình không đủ nữ tính vì mình không biết nấu ăn. Đấy là điều làm tớ rất hạnh phúc vì cái identity của mình là nữ tính nó không bị bó hẹp bởi gì tớ cảm thấy ở Châu Á, không những chỉ làm hình ảnh nữ tính mà còn là tiêu chuẩn về cái đẹp, tiêu chuẩn của cuộc sống nó hơi bị bó hẹp.

Bạn tớ còn nói là: “25 tuổi kết hôn và 30 tuổi lên sếp". Ví dụ ở VN, ở nhà bắt buộc phải kết hôn, có 2 con, đi làm một thời gian bắt buộc phải lên sếp. Đại khái là tiêu chuẩn của hạnh phúc, của thành đạt nó bị bó hẹp. 

My: Tớ không biết bây giờ còn thế không, nhưng trước tớ thấy tiêu chuẩn về cái đẹp về mắt con gái là phải có mí sâu, nên là các bạn đi cắt mắt rất nhiều, làm mũi cũng vậy. Có một giai đoạn khi tớ 15 16 tuổi, mẹ tớ cũng hỏi là: “Đến khi nào con đến 18 tuổi mẹ sẽ cho tiền đi làm mũi". Cũng may rằng là hồi đấy mình không đi làm mũi. Vì sang bên này mình mới thấy con mắt của mình nó không cân, 2 size không bằng nhau, mũi của mình hơi tẹt một chíu. Nhưng nó là mình, bây giờ tớ không makeup theo kiểu lồng lộn, tớ chỉ kẻ eyeliner thôi. 

Cái tiêu chuẩn về cái đẹp ở đây không bị theo một lối mòn có sẵn.  

Lê: Có một cái nữa đó là tớ cảm thấy khao khát có một gia đình. Nếu như vẫn ở Việt Nam và với tầm ảnh hưởng của mẹ tớ thì tớ chắc chắn sẽ lấy chồng khi có bạn trai, nhưng ở đây tớ lấy chồng khi tớ thật sự  cảm nhận được khao khát là mình muốn có một gia đình và xây dựng một gia đình với người đàn ông này. Chứ không phải đến tuổi rồi mà nên lập gia đình nữa. Tớ cảm thấy rất hạnh phúc với sự lựa chọn của mình. Có thể một lúc nào đấy mình sẽ nghĩ: “Giá mà nghe lời mẹ và lập gia đình sớm hơn" Nhưng trong giai đoạn này tớ cảm thấy rất happy với quyết định của mình. Mà không chỉ tớ đâu, mà tớ thấy rất nhiều bạn cũng cảm thấy như vậy.

Xét về công việc, idea về professional của tớ bị ảnh hưởng bởi các sếp mà tớ có cơ hội làm việc cùng. Tớ nghĩ nếu tớ vẫn ở Việt Nam thì quan điểm cái gọi là professionalism nghĩa là: giỏi nghề, hiểu nghề và làm được việc. Còn cái idea ở đây nó embrace rất nhiều, nó không chỉ là làm được việc nữa. Để tớ lấy ví dụ cho dễ hiểu. Trong nghề của tớ có rất nhiều bạn mà tớ phải dùng từ là quá yêu nghề, các bạn ấy thật tâm huyết và dành rất nhiều thời gian, make sure là những việc của các bạn ấy làm là hoàn hảo. Nhưng thật sự khi các bạn làm vậy sẽ không được đánh giá cao vì các bạn dành quá nhiều thời gian làm cho cái bản báo cáo này đẹp, làm cho con số này thật sự chính xác trong khi việc đó không quá quan trọng. Thật sự nó phải mang đến thông điệp gì đó cho người sử dụng bản báo cáo đó, con số đó. Nghề của tớ không chỉ tập trung vào chuyên môn mà còn phải tập trung vào làm kinh doanh, tớ thấy idea về professionalism nó đã phát triển hơn rất nhiều rồi.

My: Tớ đồng ý với cậu. Cái sự chuyên nghiệp ở đây nó rất khác, trong một năm qua tớ đã học được trong công ty này là khác hẳn. Ngày trước cứ nghĩ rằng mình đã làm ở các công ty lớn tại Việt Nam, mình lại còn là một người rất tâm huyết với nghề và hiểu biết nghề, nhưng sự chuyên nghiệp của ngày đó so với bây giờ rất khác. Bây giờ nó phải chú ý đến từng milimet một. Vì công việc của tớ bao gồm đưa báo giá cho khách hàng, thời gian mình đưa ra, cách mình pitch, câu mình dùng như thế nào, ý nghĩa sản phẩm… nó phải hoàn hảo đến từng lần pitch như vậy. Sự chuyên nghiệp ở đây là như vậy, và team bọn tớ có 2 tuần mỗi lần review lại cách mình đã làm, và những người cực kì có kinh nghiệm người phụ trách những account cực khủng, trong những lần review vẫn nói rằng: “Tao thấy làm như này vẫn chưa ổn, làm như này chưa tốt". Nhưng người đó being so honest với bản thân và với cả team, không sợ bị đánh giá. Sự chuyên nghiệp của bọn tớ là không giấu giếm, thành thật với bản thân và với những kỹ năng mình có để học để tiến bộ lên. Ở Việt Nam là cứ giấu giếm và cứ thể giả bộ và đi tiếp. Vì nhà nếu mình lộ rõ điểm yếu ra là mọi người sẽ rèm pha, ở đây không có sự như vậy. Ở đây đạt được sự chuyên nghiệp tiêu chuẩn để mỗi ngày mọi người cùng tốt hơn một chút. Thì tớ đã học được rất nhiều 

Lê: Có một cái nữa mà tớ rất appreciate cách làm việc ở Anh đó là: tớ cảm thấy ở VN có lứa tuổi của từng chức vụ, có 1 lần 1 chị làm HR có chia sẻ với tớ rằng: có những bạn đã đi du học rất nhiều năm, bạn ấy tầm khoảng 25, 27 tuổi thì có vấn đề là bạn Lead Team lại ít hơn bạn ấy một vài tuổi, thì công ty cảm thấy khó vì sợ là bạn Lead Team không thể quản lý nổi bạn này. Chính vì thế mà bị từ chối do không phù hợp với văn hoá công ty. Còn tớ thấy việc này rất phổ biến ở Anh, có rất nhiều bạn trẻ đã lên tầm quản lý cấp cao và không có vấn đề là vì em trẻ hơn mà người ta không nghe lời làm thế. 

Cũng có một việc nữa là những người quyết định bắt đầu một sự nghiệp mới khi 30 40 50 tuổi và sẵn sàng bắt đầu từ đầu. Sẽ không có kiểu: “Ôi anh ngần này tuổi rồi mà tại sao lại đi làm với các em mới có 20 22 tuổi”. Thật sự mọi người rất trân trọng việc người ta đi theo đam mê của mình. 

My: Nhiều người không hiểu được rằng đối với những công ty phát triển bền vững, sẽ không có chuyện là người ta mời một người trẻ về làm việc và một phát đưa lên làm sếp luôn. Người ta luôn promote from within. Cho nên những người trẻ dù có ít bằng cấp nhưng đã gắn bó với công ty nhiều năm thì cũng sẽ được cân nhắc hơn vì họ hiểu nội bộ của công ty. 

Lê: Còn một điểm nữa mà tớ rất thích đó là ở VN phần lớn các bạn nghĩ là phải lên quản lý, lên sếp thì mới đảm bảo được một thu nhập cao. Nhưng thực sự ở Anh không như thế. Bạn có thể chỉ làm nhân viên, không quản trị một ai cả nhưng vẫn có thể có những mức thu nhập rất cao. Mà thực tế thì làm sếp không hề dễ. 

My: Uhm đúng, trong một quyển sách về sales. Người ta nói về những người làm sales với thu nhập rất cao nhưng không có kỹ năng về quản lý thì vô hình chung lại hại tất cả mọi người 

Lê: Ý tớ muốn nói là nếu như bạn thực sự cảm thấy mình không có năng lực quản trị nhưng bạn giỏi chuyên môn thì bạn cứ làm thôi, không phải cứ nhất thiết là phải làm sếp mới có thu nhập cao.