Trong một số sử liệu ghi chép rằng: Sau thời đại của Phục Hy, Nữ Oa thị kế thừa vương vị, tổng cộng truyền được mười lăm đời, nhưng đều kế thừa xưng hiệu là Phục Hy, cho nên trong một số sử sách hoàn toàn không ghi chép về vị Nữ Oa này.
Xem bài viết tại đây
Kiều Quang Liệt (? ~1765), tự Kính Đình, hiệu Nhuận Trai, là người Thượng Hải, đậu Tiến sĩ năm Đinh Tỵ thời Hoàng đế Càn Long, làm quan đến chức Tuần phủ Hồ Nam. Sau khi bãi quan, ông tiếp tục được trọng dụng, được bổ làm Bố chính sứ Cam Túc, là tác giả cuốn “Tối lạc đường tập.” Ông là vị quan thanh liêm, làm quan hơn 30 năm nhưng luôn trong sạch. Khi làm Tri huyện, ông tự mình dạy nông dân trồng dâu nuôi tằm, nên người ta gọi ông là Kiều Công Tang (“Tang” 桑, là cây dâu).
Xem bài viết tại đây
Vào cuối thời kỳ Toại Nhân thị thống trị thiên hạ, ở “Hoa Tư quốc” xa xôi, có một vị Thánh nhân khác vâng Thiên mệnh hạ thế – Phục Hy thị, ra đời vì thế gian.
Xem bài viết tại đây
Cổ nhân có câu: “Sắc tự đầu thượng nhất bả đao”, trong Hán tự, “Trên đầu chữ Sắc (色) là một cây đao (刀)”. Chỉ một từ Sắc đã bao gồm nội hàm răn dạy của cổ nhân về sự nguy hiểm của nó: Ham mê sắc dục là tự cầm dao đâm mình. Sắc đẹp, sắc dục, tà dâm… ở thời đại nào cũng có sức dụ hoặc ma mị ghê gớm. Kẻ háo sắc tham dâm giống như liếm mật ngọt trên đầu lưỡi dao, cuối cùng sẽ khiến bản thân thương tổn. Từ xưa đến nay, chỉ một chữ “Sắc” nhưng đã hại không biết bao nhiêu người.
Xem bài viết tại đây
Cổ nhân nói, “nhất đức, nhị mệnh, tam phong thủy.” Có thể thấy, mệnh số đều bắt nguồn từ âm đức tích lũy trong nhiều kiếp. Nói chung, con người không thể sống lại sau khi đã tử vong. Tuy nhiên, y học cổ đại Trung Quốc với nguồn gốc từ Đạo pháp tự nhiên, lại có thể làm nên kỳ tích “cải tử hoàn sinh” này.
Xem bài viết tại đây
Ngài Winston Churchill tự nhận mình là một người mau nước mắt.
Người viết tiểu sử là ông William Manchester kể với chúng ta rằng “không có người đàn ông nào dễ dàng khóc” hơn ông Churchill. Những giọt lệ chảy ra khỏi đôi mắt của ông với bất kỳ sự kích thích nào cho dù là nhỏ nhất: một bài hát yêu nước, sự dũng cảm của người Luân Đôn trong thời kỳ Blitz*, cái chết của một con thú nuôi. Ông Manchester nói rằng ông Churchill thậm chí đã khóc cả dòng sông nước mắt khi xem phim “Không chấp nhận cho câu trả lời,” một bộ phim kể về cậu bé có con lừa đang chết. Khi vị thủ tướng nói với người dân nước Anh rằng ông không có gì để cống hiến ngoại trừ “máu, sự nỗ lực, nước mắt và mồ hôi,” ông đang nói đến nước mắt theo đúng nghĩa đen nhất.
Xem bài viết tại đây
Trong tiểu thuyết võ hiệp, Long Nữ xinh đẹp như Tiên, võ công cao siêu tuyệt đỉnh, là cao thủ võ lâm thiên hạ. Trong văn hóa dân gian Trung Quốc, Long Nữ là một trong những thị nữ của Quan Âm Bồ Tát. Trong một số truyền thuyết, một số Long Nữ cũng chịu trách nhiệm bảo vệ Thánh giá và vùng biển hoàng gia. Ngoài ra, còn có truyền thuyết rằng, khi gặp nghịch cảnh được người khác cứu giúp, họ cũng báo đáp ân cứu mạng.
Xem bài viết tại đây
“Chiết dương liễu chi ca” (Bài ca bẻ cành dương liễu), đây là bài hát do một tác giả vô danh viết vào thời nhà Tùy. Lời ca chất phác, hồn hậu, là lời người con gái sắp lấy chồng, hay là lời chàng trai ngỏ lời cầu hôn? Không rõ như thế nào, nhưng chúng ta có thể thấy trong bài dân ca này lấy “tảo thụ” (cây táo) để chỉ người phụ nữ chuẩn bị kết hôn, việc trồng cây táo trước cửa nhà cũng nói lên tầm quan trọng của nó trong hôn nhân gia đình.
Xem bài viết tại đây
Đông Đình Đông Sơn, còn được gọi là “Đông Động Đình Sơn”, tục gọi là “Đông Sơn”, nằm ở Ngô Trung, Tô Châu, là một bán đảo nép mình bên cạnh Thái Hồ. Ở đây từng lưu truyền một câu chuyện kể về sự hồi phục kỳ diệu của một người gù lưng.
Trong quá khứ, ở đây có một người gù họ Kim, lưng cong như cánh cung, người ta gọi anh là “Kim Đà Tử.” Anh tính tình vui vẻ, khéo nói những lời chúc tụng, vì vậy thường được mọi người yêu mến. Hễ khi người dân trong vùng có lễ hội tiệc rượu, họ thường mời anh đến nói vài lời tốt lành để chủ khách hài lòng. Lâu dần, anh còn có một biệt danh khác là “Kim Nguyên Bảo.” Anh cũng bắt đầu khởi nghiệp từ việc này, mỗi lần không chỉ có thể ăn uống tiệc rượu mà còn có tiền thưởng, lần nào cũng “vui vẻ say khướt, tay áo nặng trịch mà về.”
Xem bài viết tại đây
Ngài Henry Ludeton và cô con gái Sybil của mình đã đóng vai trò quan trọng vào những thời khắc then chốt trong suốt cuộc chiến.
Trong những năm đầu của cuộc Cách mạng Mỹ, sau khi người Anh rút khỏi Boston và giành quyền kiểm soát New York, khu vực bao gồm các quận Westchester và Dutchess ngày xưa ở Vùng Hạ Thuộc địa New York đã trở thành một khu vực vô cùng nguy hiểm, đặc biệt đối với cư dân nơi này. Khu vực nhỏ nằm giữa Long Island Sound và sông Hudson, và xa hơn về phía bắc giữa Connecticut và Hudson, là một biên giới nguy hiểm không kém. Ở phía nam là Đảo Manhattan do Anh kiểm soát và ở phía tây bắc là thành trì của Lục quân Lục địa trên Cao nguyên Hudson. Nằm giữa vùng này là miền đất “trung lập.”
Xem bài viết tại đây
Chuỗi bài viết về “Cuộc thi Sắc đẹp Trung Hoa Toàn cầu của Đài truyền hình Tân Đường Nhân”
Nàng không chỉ là tài nữ có thể viết sử thư, mà còn là một thục nữ có phẩm đức cao thượng. Đương thời Hoàng đế còn thỉnh nàng dạy học cho Hoàng hậu và các phi tần. Sau khi nàng mất, Thái hậu vì nàng mà mặc y phục màu trắng. Đó là người phụ nữ nào vậy? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về “Nữ thánh nhân” tài cao đức sáng, bậc thầy chốn hậu cung: Ban Chiêu.
Xem bài viết tại đây
Thôi Tư Căng sống dưới thời Võ Tắc Thiên, là người thông minh, tinh tế, mưu dũng toàn tài.
Xem bài viết tại đây
Có một dữ kiện ít được biết đến là ngoài vai trò là vị Tổ phụ Lập quốc trọng yếu nhất của Hoa Kỳ, ngài George Washington còn vô tình tham gia vào cuộc chiến tranh thế giới đầu tiên. Cái mà người Mỹ gọi là Chiến tranh Pháp và người Mỹ bản địa, còn người Âu Châu thì gọi là Chiến tranh Bảy năm, đã diễn ra vì một cuộc chiến ở Pittsburgh. Người khơi mào cho cuộc chiến này không ai khác chính là ngài George Washington. Sự kiện này xảy ra vào năm 1754, rất lâu trước khi cái tên “Pittsburgh” được đặt cho địa điểm nơi mà Sông Allegheny từ phía Bắc và Sông Monongahela từ phía Nam giao nhau và tạo thành Sông Ohio. Cuộc chiến này diễn ra nhiều thập niên trước khi ngài Washington gầy dựng được danh tiếng bất hủ trong cuộc Cách mạng Hoa Kỳ.
Xem bài viết tại đây
Ngày Lễ Tạ Ơn năm nay, hãy để trái tim và tâm trí chúng ta chỉ tập trung vào lòng biết ơn.
Bằng cách nào đó, thái độ vô ơn đã trở nên thịnh hành ở Hoa Kỳ. Có vẻ như chúng ta càng tiến bộ trong công nghệ, khoa học, các hình thức giải trí, khả năng tiếp cận thực phẩm và quần áo, các trang thiết bị tự quản lý, và một danh sách dài các phước lành khác, thì chúng ta càng có nhiều cơ hội để than phiền hơn là bày tỏ lòng biết ơn. Thậm chí tầng lớp trung lưu, một số cá nhân và gia đình ở giai tầng thấp hơn của Hoa Kỳ đều sở hữu cuộc sống sánh ngang với các vị vua và hoàng hậu thời xưa.
Xem bài viết tại đây
Vào cuối thời Đông Hán, hoạn quan chuyên quyền, chính trị tăm tối. Trong hoàn cảnh như vậy, Phạm Bàng (137~169) vẫn có thể ở trong vũng bùn mà không bị nhiễm bùn.
Xem bài viết tại đây
Lưu Bị từng lưu lại giới ngôn khuyên nhi tử của mình rằng: “Vật dĩ ác tiểu nhi vi chi, vật dĩ thiện tiểu nhi bất vi” (Đừng thấy việc ác nhỏ mà làm, đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm). Đối ứng với lời nói ra như thế nào, kết cục có thể sẽ khác nhau như ngày và đêm, và rất nhiều người đã tự thân cảm thụ được việc này. Lời nói ra có thể cứu người, nhưng cũng có thể hại người, và liệu có tạo thành nghiệp báo lên thân mình hay không? Chúng ta hãy cùng xem hai câu chuyện tương phản rõ rệt dưới đây.
Xem bài viết tại đây
Bảo vệ những giá trị truyền thống là một sáng kiến của Epoch Times Pháp ngữ được đưa ra vào ngày 14/07/2021. Sáng kiến này dựa trên các giá trị và lịch sử phong phú của Pháp quốc để cảnh báo công chúng về các vấn đề mà quốc gia này đang phải đối mặt ngày nay, chẳng hạn như sự tấn công vào quyền tự do cá nhân, kiểm duyệt và mối đe dọa về sự toàn trị.
Xem bài viết tại đây
Support the showXem thêm Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4.
Trong suốt thời kỳ Tam Hoàng dài đằng đẵng xa xưa, đều lưu truyền rộng rãi sự tích về năm vị Thần nhân cai quản thế giới: Hữu Sào, Toại Nhân, Phục Hy, Nữ Oa và Thần Nông.
Hữu Sào thị dựng cây làm nhà
Người thời viễn cổ ở trong hang động nơi hoang dã, ban ngày tìm kiếm cỏ cây hoa trái mà sống, làm bạn với vạn vật, không có lòng ghét hại động vật, mà động vật cũng không có ý làm hại con người. – “Lộ Sử”
Xem bài viết tại đây
Cảnh tượng ấm áp này, tựa như làn gió mát thổi qua, như hương thơm ngọt ngào của cỏ cây hoa lá nở rộ. Đến nỗi, trong bức thư công vụ gửi cho ngài Hancock, Tướng Washington đã phàn nàn bằng ngữ khí vô cùng ngọt ngào hiếm có rằng: Hiện nay trong quân đội của tôi đang có vấn đề về “ngôn ngữ”!
Xem bài viết tại đây
Chuỗi bài viết về “Cuộc thi Sắc đẹp Trung Hoa Toàn cầu của Đài truyền hình Tân Đường Nhân”
Trong lịch sử Trung Hoa có rất nhiều mỹ nữ giai nhân xinh đẹp, các nàng không chỉ là mỹ nhân đẹp nghiêng nước nghiêng thành, mà còn là những nhân vật truyền kỳ với cả phẩm hạnh lẫn tài hoa. Chúng ta hãy cùng mở lại cuộn tranh lịch sử, để khám phá những phong thái tài hoa tao nhã đã được lưu truyền thiên cổ đó.
Tiếp theo Phần 1.
Xem bài viết tại đây
Khi nhắc đến lễ nghi và phép tắc xã giao, nhiều người thường nghĩ ngay đến Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên nền “lễ nghi chi bang” thực sự lại đến từ Trung Quốc cổ đại. Vào thời cổ đại, người Trung Quốc thủ lễ trọng nghĩa, đề cao nghi thức lễ nghi. Khi ấy, toàn xã hội đều tuân thủ trên dưới, cung khiêm nhã nhặn, thấu tình đạt lý, sinh sống hòa thuận và được thế nhân ca ngợi là “Y quan thượng quốc, lễ nghi chi bang”.
Xem bài viết tại đây
Xem thêm Phần 1, Phần 2, Phần 3.
Sau khi Nữ Oa luyện đá vá trời, ra sức cứu vạn vật thoát khỏi thảm họa, vòng quay khổng lồ của thời gian và không gian trong vũ trụ tiếp tục lăn bánh.
Xem bài viết tại đây
Vào thời nhà Minh, khi Trương Văn Hy đang là cử tử (học trò dự thi), về Bắc Kinh (kinh đô mới thời Minh) để tham gia thi hội, gặp được một vị đạo sĩ đầu quấn khăn xanh, y phục giản dị lên thuyền. Người trên thuyền đều lạnh nhạt, coi thường ông. Trương Văn Hy đối với ông rất kính trọng, rất có lễ phép.
Xem bài viết tại đây
Vốn dĩ, sự tồn tại của “Trời” mang đến cho con người cảm giác đó là một thứ rất khó nắm bắt, nhưng lại luôn hiện hữu bất cứ nơi nào, ở bất cứ nơi đâu. Trên, dưới, phải, trái, trước, sau, hầu như chúng ta đều có thể tùy ý chỉ ra “Trời” ở đâu. Có một hiện tượng càng thêm thần bí khó lường và không thể tưởng tượng, đó là cổ nhân từng nằm mộng được tiếp xúc với “Trời,” hơn nữa không chỉ là một trường hợp. Nếu nói một người nào đã tiếp xúc với “Đất,” điều này còn dễ hiểu. Vậy câu hỏi đặt ra là: Nếu như một người trong mộng tiếp xúc được với “Trời,” quý vị hãy thử đoán xem tình huống đó sẽ như thế nào?
Xem bài viết tại đây
Đặng Tuy mộng thấy Trời, thành tựu sự nghiệp
Hòa Hi Hoàng hậu (81-121), nguyên danh Đặng Tuy, là cháu gái của Thái phó Đặng Vũ thời Hán Quang Vũ Đế. Đặng Vũ là gia tộc quyền thế ở Nam Dương, khởi nghiệp từ thời Quang Vũ Đế. Ông đã giúp Hán Quang Vũ Đế bình định thiên hạ, lập được công lao hiển hách, trở thành người đứng đầu trong số “Vân Đài nhị thập bát tướng” (28 viên đại tướng đã phò tá đắc lực cho Hán Quang Vũ Đế trong quá trình kiến lập nhà Đông Hán). Phụ thân của ông là Đặng Huấn, từng làm Hộ Khương Hiệu Úy, có công lớn trong việc trấn giữ biên cương. Mẫu thân của ông họ Âm, là con gái của em họ Hoàng hậu Âm Lệ Hoa. Đặng Tuy là thứ nữ của Đặng Huấn, có chị là Đặng Yến và em trai Đặng Dung.
Xem bài viết tại đây